>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Lữ (旅), Tự Quái nói rằng: Phong là lớn, lớn tới cùng ắt mất chỗ ở, cho nên tiếp đến quẻ Lữ. Lớn thịnh cùng tột, thì ắt mất nơi yên ở, vì vậy quẻ Lữ mới nối quẻ Phong. Nó là quẻ Ly trên Cấn dưới, núi thì đậu mà không dời, lửa thì đi mà không ở, là tượng “xa đi chẳng ở”, cho nên là sự hành lữ. Lại, bám mắc ở ngoài, cũng là tượng “hành lữ” – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Phong (豐), Tự Quái nói rằng: Được chỗ về ắt lớn, cho nên tiếp đến quẻ Phong. Loài vật về họp, ắt thành sự lớn, cho nên sau quẻ Quy Muội, tiếp đến quẻ Phong. Phong là nghĩa thịnh lớn. Nó là quẻ Chấn trên Ly dưới, Chấn là động Ly là sáng, lấy sự sáng mà động, động mà sáng được, đều là cách làm đến cuộc thịnh. Sáng đủ để soi, động đủ để hanh, rồi mới đem đến được cuộc thịnh lớn – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Quy Muội (歸 妹), Tựu Quái nói rằng: Tiệm là tiến lên, tiến lên ắt có chỗ về, cho nên tiếp đến quẻ Quy Muội. Tiến lên tất phải tới chỗ nào, cho nên quẻ Tiệm có nghĩa về, vì vậy quẻ Quy Muội mới nối quẻ Tiệm. Quy Muội tức con gái về nhà chồng, chữ “muội” là tiếng để gọi những người thiếu nữ. Nó là quẻ Chấn trên Đoái dưới, ấy là gái nhỏ theo trai lớn vậy. Con trai động mà con gái đẹp lòng, lại lấy sự đẹp mà động, đều là nghĩa trai đẹp lòng gái, gái theo trai. Quy Muội là quẻ trên chằm có sấm, sấm nhức mà chằm động, tức là tượng theo. Loài vật theo động không gì bằng nước. Con trai động ở trên mà con gái theo đó gả về, ấy là gái theo trai. Chấn là trai lớn, Đoái là gái trẻ, gái trẻ theo trai lớn, lấy sự đẹp lòng mà động, tức là động mà đẹp lòng. Cái mà người ta đẹp lòng là con gái trẻ, cho nên nói là em gái, là tượng con gái về nhà chồng, lại có ý nghĩa trai lớn đẹp lòng gái trẻ, cho nên là Quy Muội – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Tiệm (漸), Tự quái nói rằng: các vật không thể đậu mãi, cho nên tiếp đến quẻ Tiệm. Tiệm là tiến lên, đậu ắt có tiến, đó là lẽ co duỗi tiêu sinh. Cái của sự đậu sinh ra, cũng là sự tiến, cái phản lại của sự đậu cũng là sự tiến, vì vậy quẻ Tiệm mới nối quẻ Cấn. Tiến bằng thứ tự là dần dần, ngày nay người ta bảo tiến thong thả là tiến dần dần, vì không vượt qua thứ tự mới thong thả. Nó là quẻ trên Tốn dưới Cấn, trên núi có cây, cây cao nhân núi, sự cao của nó có chỗ nhân theo. Sự cao của nó có nhân theo, tức là sự tiến của nó có thứ tự. Vì vậy mới là quẻ Tiệm – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Cấn (艮), Tự quái nói rằng: Chấn là động, các vật không thể động mãi, ngăn nó, cho nên tiếp đến quẻ Cấn. Cấn là ngăn, động tĩnh phải nhân nhau, động thì có tĩnh, tĩnh thì có động, các vật không lẽ động luôn, vì cậy quẻ Cấn mới nối quẻ Chấn. Cấn là đậu, không nói “đậu” mà nói Cấn, vì Cấn là tượng núi, có ý yên lặng rắn đặc, dùng chữ “đậu” không thể hết được. Kiền Khôn giao nhau ba lần mà thành quẻ Cấn, một khí Dương ở trên hai khí Âm, Dương là vật động mà tiến lên, đã đến bậc trên thì phải đậu lại. Âm là im lặng, trên đậu mà dưới im lặng, cho nên là Cấn, Thế thì với nghĩa “chứa đậu” khác nhau thế nào? Đáp rằng: chứa đậu là nghĩa ngăn chế mà chứa lại, lấy sức mà làm cho đậu; Cấn đậu là nghĩa yên ổn mà đậu, tức là “đậu” vào nơi chốn của nó – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Chấn (震), Tự Quái nói rằng: Chủ vể đồ đạc, không ai bằng con Trai lớn, cho nên tiếp đến quẻ Chấn. Quẻ Đỉnh là đồ đạc, quẻ Chấn là con trai lớn, cho nên lấy nghĩa làm chủ đồ đạc, mà nối đằng sau quẻ Đỉnh. Quẻ Chấn là một quẻ khí Dương sinh ở dưới hai khí Âm, đương động mà lên, cho nên là “chấn”. Chấn nghĩa là động. Không gọi rằng động, vì chữ “chấn” có nghĩa động mà phấn phát, kinh sợ. Kiền Không giao nhau, một lần tìm mà thành Chấn, là trường của việc sinh ra các vật, cho nên mới là trai lớn, mà tượng là Sấm. Chấn động có tượng phấn chấn, động là nghĩa kinh khiếp – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Đỉnh (鼎), Tự Quái nói rằng: Thay đổi các vật, không gì bằng các Vạc, cho nên tiếp đến quẻ Đỉnh. Sự dùng của cái Vạc là để thay đổi các vật, biến thứ sống ra thứ chín, đổi cái rắn thành cái mềm. Nước lửa giống không thể cùng ở với nhau, mà lại có thể khiến nó hợp nhau mà làm việc, mà lại không hại nhau, ấy là nó đổi được các vật, vì vậy quẻ Đỉnh mới nối quẻ Cách. Nó là quẻ trên Ly dưới Tốn, sở dĩ là Vạc vì lấy Tượng nó và lấy nghĩa của nó. Sự lấy tượng có hai cách. Nó về toàn thể thì cắm xuống là hai Chân, giữa đặc là lòng, tức là cái tượng chứa nhận đồ vật. Đối nhau và dỏng lên ở trên là tai, nằm ngang ở trên là quai, đó là tượng cái Vạc. Nói về hai thể trên dưới, thì cây là vật theo lửa, Tốn là vào, là nghĩa thuận theo. Lấy cây theo lửa, tức là tượng cháy. Công dụng của lửa, có nướng với nấu, nướng không cần đồ, cho nên lấy về tượng nấu mà là cái Vạc. Lấy cây vào lửa là tượng ninh nấu vậy – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Cách (革), Tự Quái nói rằng: đào Giếng không thể không đổi, cho nên tiếp đến quẻ Cách. Giếng là một vật chứa mãi không dơ hỏng, đổi đi thì trong sạch, không thể không đổi, cho nên sau quẻ Tỉnh tiếp đến quẻ Cách. Nó là quẻ Đoái trên Ly dưới, tức là trong chằm có lửa. Cách là biến đổi, nước lửa là giống làm tắt lẫn nhau, nước diệt lửa, lửa làm cạn nước, ấy là biến đổi cho nhau. Tính lửa bốc lên, tính nước chảy xuống, nếu có trái nhau mà đi thì đi quẻ Khuê mà thôi. Nay lửa ở dưới, mà nước ở trên, ấy là nói tới với nhau, khắc chế nhau, làm tắt dứt nhau, vì vậy là Cách. Lại, hai con gái cùng ở, mà chỗ về khác nhau, chí không giống nhau, tức là không tương đắc với nhau, cho nên là Cách – (Truyện của Trình Di).
>
>>>