>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Khốn (困), Tự Quái nói rằng: lên mà chẳng thôi, ắt khốn, cho nên tiếp đến quẻ Khốn. Lên là tự dưới mà lên, tự dưới lên là lấy sức mà tiến, không thôi ắt khốn, cho nên quẻ Khốn mới nối tiếp quẻ Thăng. Khốn nghĩa là khốn thiếu. Nó là quẻ Đoái trên Khảm dưới, nước ở trên chằm, thì là trong chằm có nước, nhưng nước lại ở dưới chằm thì là tượng trong chằm khô cạn không nước, đó là nghĩa khốn thiếu. Lại Đoái là Âm ở trên, Khảm là Dương ở dưới, và hào Sáu trên ở trên hai hào Dương, mà hào chín Hai bị hãm giữa hai hào Âm, đều là Âm mềm lấp lên Dương cứng, vì vậy mới là Khốn. Đấng quân tử bị kẻ tiểu nhân che lấp, là thời cùng khốn – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Thăng (升), Tự Quái nói rằng: Tụy là họp, họp mà cao lên gọi là lên, cho nên tiếp đến quẻ Thăng. Các vật tích tụ mà càng cao lớn, ấy là họp mà cao lên, vì vậy quẻ Thăng mới nối tiếp quẻ Tụy. Nó là quẻ Khôn trên Tốn dưới, cây ở dưới đất, tức là trong đất mọc dậy. Cây mọc trong đất, lớn thì càng cao, đó là tượng “lên” – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Tụy (萃), Tự quái nói rằng: Cấu là gặp, các vật gặp nhau rồi sau mới họp, cho nên tiếp đến quẻ Tụy. Tụy là họp, các vật gặp nhau thì phải thành đàn, vì vậy quẻ Tụy mới nối quẻ Cấu. Nó là quẻ Đoái trên Khôn dưới, chằm lên trên đất, tức là nước tụ, cho nên là họp. Không nói chằm ở trên đất mà nói “chằm lên trên đất”, là vì lên trên đất thì mới có nghĩa tụ họp – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Cấu (姤), Tự Quái nói rằng: Quải nghĩa là quyết, quyết ắt có gặp, cho nên tiếp đến quẻ Cấu. Cấu là gặp, Quyết là ghẽ ra. Các vật quyết ghẽ thì có gặp hợp, cái gốc hợp nhau, có thể gặp nhau, vì vậy quẻ Cấu mới nối quẻ Quải. Nó là quẻ Kiền trên Tốn dưới, lấy hai thể mà nói, thì là gió đi dưới trời, dưới trời tức là muôn vật, gió đi không đâu mà chả đụng, tức là tượng “gặp”. Lại, một hào Âm mới sinh ở dưới, tức là Âm với Dương mới gặp nhau, cho nên là cấu – (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Quải (夬), Tự quái nói rằng: Ích mà chẳng thối, ắt quyết, cho nên tiếp đến quẻ Quải. Quải nghĩa là quyết ích đến cùng cực, ắt phải quyết liệt rồi sau mới thôi, lý không ích mãi mà chẳng thôi, thôi tức là quyết, vì vậy quẻ Quải mới nối quẻ Ích. Nó là quẻ Đoái trên Kiền dưới, lấy hai thể mà nói, chầm là chỗ nước tụ mà lên ở nơi rất cao, có tượng vỡ lở; lấy hào mà nói, thì năm hào dương ở dưới, lớn lên sắp cùng cực, một Âm ở trên tiêu đi sắp hết, các hào Dương tiến lên, quyết trừ một Âm, vì vậy mới là quyết. Quải nghĩa là nghĩa cương quyết, mọi hào Dương tiến lên quyết trừ một hào Âm, đó là đạo lúc quân tử lớn lên, kẻ tiểu nhân tiêu suy hầu hết vậy - (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Ích (益), Tự quái nói rằng: Tổn mà không thôi, ắt phải ích, cho nên tiếp đến quẻ Ích. Thịnh suy tổn ích, như lần vòng tròn, Tổn quá ắt phải Ích, là lẽ tự nhiên, vì vậy quẻ Ích mới nối quẻ Tổn. Nó là quẻ Tốn trên Chấn dưới, đó là hai vật Sấm Gió làm ích cho nhau. Gió dữ thì sấm mạnh, sấm động thì gió gắt, hai đằng giúp ích cho nhau, nên mới gọi bằng quẻ Ích. Đấy là lấy tượng mà nói. Hai quẻ Tốn Chấn đều do hai hào dưới biến đi mà thành ra. Dương biến ra Âm là quẻ Tốn, Âm biến ra Dương mà ra quẻ Ích. Quẻ trên bớt đi mà quẻ dưới thêm lên, bớt trên thêm dưới, vì vậy là quẻ Ích. Đó là lấy ghĩa mà nói. Bên dưới đầy thì bên trên yên, cho nên thêm cho phía dưới là Ích - (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Tổn (損), Tự quái nói rằng: Giả tức là hoãn, hoãn là có mất, cho nên tiếp đến quẻ Tổn. Hoãn là tất có cái bị mất, mất thì là Tổn, vì vậy quẻ Tổn mới nối quả Giải. Nó là quẻ Chấn trên Đoái dưới, thể núi cao, thể chằm sâu, dưới sâu thì trên càng cao, là nghĩa ích trên tổn dưới. Lại, chằm ở dưới núi, khí nó thông lên, nhuần tới cây cỏ trăm vật, đó là tổn dưới mà ích trên. Lại, dưới là Đoái chủ sự đẹp lòng, ba hào đều ứng lên trên, đó là chỉ thích phụng thửa người trên, cũng là nghĩa tổn dưới ích trên. Bớt của trên mà thêm cho dưới là quẻ Ích, lấy ở dưới mà thêm cho trên là quẻ Tổn. Kẻ ở trên người ta thi ân cho người dưới thì là quẻ Ích, lấy của kẻ dưới mà thêm cho mình thì là quẻ Tổn - (Truyện của Trình Di).
>
>>>
Astrology.vn - Quẻ Giải (解), Tự quái nói rằng: Kiển là khó, các vật không thể khó khăn đến cùng, cho nên tiếp đến quẻ Giải. Các vật không lẽ khó khăn đến cùng, khó cực thì phải tan giải, vì vậy quẻ Giải mới nối quẻ Kiển. Nó là quẻ Chấn trên Khảm dưới; Chấn là động, Khảm là hiểm, động ở ngoài chỗ hiểm, tức là ra khỏi chỗ hiểm, cho nên là tượng hoạn nạn giải tán. Lại, Chấn là sấm, Khảm là mưa, sấm mưa nổi lên, tức là Âm Dương cảm nhau, hòa khắp, dần tan, cho nên là giải. Giải tức là lúc hoạn nạn của thiên hạ đã giải tán vậy - (Truyện của Trình Di).
>
>>>