Astrology.vn - Quẻ Quán (). Tự quái nói rằng: Lâm tức là lớn, các vật có lớn rồi mới đáng xem, cho nên tiếp đến quẻ Quán. Vì vậy quẻ Quán mới nối quẻ Lâm. Trông xem các vật là Quan, làm cái xem cho kẻ dưới là Quán. Ông vua trên xem đạo trời, dưới xem tục dân là Quan; sửa đức làm chính, bị dân ngửa xem là Quán. Lại nữa, gió đi trên đất, đụng khắp muôn loài, là tượng “khắp xem”; hai hào Dương ở trên, bốn hào Âm ở dưới, Dương cương ở đầu, bị mọi kẻ dưới thửa xem ngửa, đó nghĩa là Quan. Ở trong các hào, chỉ lấy cái nghĩa xem thấy, đó là tùy thời dùng nghĩa vậy – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Lâm (). Tự quái nói rằng: Có việc mà sau mới có thể lớn, cho nên tiếp đến quẻ Lâm, Lâm tức là lớn. Cổ là việc, có việc thì có thể lớn, cho nên tiếp đến quẻ Lâm. Hai khí Dương lớn mà sắp thịnh đại, cho nên là Lâm. Nó là quẻ trên chằm có đất, đất ở trên chằm là bờ, giáp nhau với nước, tới gần với nước, cho nên là Lâm. Các vật ở gầm trời, gần sát với nhau, không gì bằng đất và nước, cho nên trên đất có nước là quẻ Tỵ, trên chằm có nước là quẻ Lâm. Lâm là “tới” dân, tới việc, những cái thửa tới đều là Lâm. Ở quẻ thì lấy về nghĩa “tự trên tới dưới” – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Cổ (). Từ quái nói rằng: Kẻ dùng sự vui theo người, ắt phải có việc, cho nên tiếp đến quẻ Cổ. Đó là vâng theo nghĩa của hai quẻ kia (quẻ Dự, Tùy) mà làm thứ ba. Ôi, vui đẹp để theo người, ắt phải có việc, nếu không có việc thì vui gì theo gì? Vì vậy, quẻ Cổ mới nối tiếp quẻ Tùy. Cổ tức là việc. Nó là quẻ dưới núi có gió. Gió ở dưới núi, gặp núi mà lật lại, thì các vật rối loạn, đó là tượng Cổ. Chữ Cổ nghĩa là nát loạn, gồm chữ Trùng (sâu bọ) và chữ Mãnh (cái chậu). Trong chậu có bọ tức là cổ hoại. Gió gặp núi mà lộn lại, các vật đều rối loạn, là tượng có việc. Đã rối loạn mà phải trị lại, cũng là việc. Nói về tượng quẻ, thì cái tượng đó là vật làm thành sự cổ. Nói về tài quẻ, thì là cái tài để trị việc Cổ - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Tùy (). Tự quái nói rằng: Vui ắt có theo, cho nên tiếp đến quẻ Tùy. Cái đạo vui thích, người ta vẫn theo, cho nên quẻ Tùy mới nối quẻ Dự. Nó là quẻ Đoái trên Chấn dưới, Đoái là đẹp lòng, Chấn là động, đẹp lòng mà động, động mà đẹp lòng, đều là nghĩa của sự theo. Con gái là kẻ phải theo người, là con gái nhỏ theo con trai trưởng, cũng có nghĩa là sự theo. Lại nữa, lấy lẽ quai biến mà nói, thì hào trên quẻ Kiền đến ở ngôi dưới quẻ Khôn, hào đầu quẻ Khôn đi ở ngôi trên quẻ Kiền, đó là Dương đến mà ở dưới Âm. Là Dương mà ở dưới Âm, thì Âm chắc sẽ đẹp lòng đi theo, cũng là nghĩa của sự theo. Phàm thành ra quẻ, đã dùng nghĩa của hai thể, có khi dùng nghĩa các hào, có khi lại dùng nghĩa của luật quái biến, như sự dùng nghĩa của quẻ Tùy, cũng là tường đủ - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Dự (). Tự quái nói rằng: có sự “lớn” mà biết nhún, ắt vui, cho nên tiếp đến quẻ Dự. Sự có đã lớn mà có thể nhún thì có vui vẻ. Dự nghĩa là yên hòa vui thích. Nó là quẻ Chấn trên Khôn dưới, tức là cái tượng thuận mà động. Động là hòa thuận, cho nên mới vui. Hào chín Tư là chủ cuộc động, các hào Âm ở trên và ở dưới đều cùng ứng với nó, quẻ Khôn lại vâng theo nó bằng sự thuận, cho nên, động thì trên dưới xuôi thuận ứng với, cho nên nghĩa là hòa vui. Nói về hai tượng, thì là sấm ra trên đất, khí Dương lúc đầu nấp náu trong đất, đến khi nó động mà ra trên đất, thì nó hăng hái mà đánh, thông sướng hòa vui, cho nên là Dự - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Khiêm (). Tự quái nói rằng: Có đến Cả lớn thì không thể để cho đầy, cho nên tiếp đến quẻ Khiêm. Sự có đã cả lớn không thể để đến tràn đầy, ắt phải nhún bớt, cho nên sau quẻ Đại Hữu tiếp đến quẻ Khiêm. Nó là quẻ Khôn trên Cấn dưới, tức là trong đất có núi. Thế đất thấp kém, mà núi là vật to lớn, lại ở dưới đất, đó là tượng khiêm tốn; lấy đức sùng cao ở chỗ thấp kém ấy là nghĩa khiêm tốn – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Đại Hữu (大有), tự quái nói rằng: Kẻ nào cùng với người ta, thì người ta ắt về với mình, cho nên tiếp đến quẻ Đại Hữu. Kẻ cùng với người ta tức là kẻ mà người ta theo về, vì vậy quẻ Đại Hữu mới nối quẻ Đồng Nhân. Nó là quẻ lửa ở trên trời, lửa ở chỗ cao, ánh sáng của nó tới xa, thì dầu nhiều đến muôn vật thì cũng không vật nào là không soi thấy, ấy là cái tượng “cả có”. Lại nữa, một hào mềm ở ngôi tôn, các hào Dương cùng ứng với nó, ở ngôi tôn mà giữ đạo mềm mỏng, tức là kẻ mà người ta theo về, trên dưới ứng nhau, ấy là nghĩa “cả có”, có nghĩa là thịnh cả và giầu có – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Đồng Nhân (同人). Tự quái nói rằng: Vật lý không thể bĩ mãi, cho nên tiếp đến quẻ Đồng Nhân. Trời đất không giao nhau là bĩ, trên dưới cùng nhà thì là cùng người. Nghĩa nó trái nhau với quẻ Bĩ, cho nên nó mới kế nhau. Lại nữa, cuộc đời đương bĩ ắt phải cùng người thì mới nên việc, vì vậy quẻ Đồng Nhân mới nối quẻ Bĩ. Nó là quẻ Kiền trên Ly dưới. Nói về hai tượng, thì trời là đáng ở trên, tính lửa bốc lên ngang với nhau, cho nên mới là cùng người – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Bĩ (否). Tự quái nói rằng: Thái tức là thông, các vật không thể thông mãi, cho nên tiếp nối đến quẻ Bĩ. Ôi, vật lý đi lại, hanh thái đã cực thì ắt phải bĩ, vì vậy quẻ Bĩ nối quẻ Thái. Nó là quẻ Trời trên Đất dưới, trời đất giao nhau. Âm Dương hòa hợp là Thái; Trời ở trên, Đất ở dưới, thì là trời đất cách tuyệt, không giao thông với nhau, cho nên là Bĩ – (Truyện của Trình Di).

Biết Mình - Hiểu Người