Astrology.vn - Quẻ Tập Khảm (), Tự Quái nói rằng: các vật không thể quá mãi, cho nên tiếp đến quẻ Khảm. Khảm là lõm xuống, không có lẽ nào quá mãi không thôi. Quá đến cùng cực thì phải lõm xuống, vì vậy quẻ Khảm mới nối tiếp quẻ Đại Quá. “Tập” là hai lần, quẻ khác cũng hai lần nhưng không dùng chữ “tập” vào tên, riêng có quẻ Khảm lại thêm chữ tập, thấy nó hai lần hiểm, trong chỗ hiểm lại có chỗ hiểm, nghĩa nó lớn lắm. Quẻ này, giữa là một hào Dương, trên dưới hai hào Âm, Dương thực Âm hư, trên dưới không có sở cứ, một hào Dương bị hãm trong hai hào Âm, cho nên nghĩa trũng lõm. Dương ở trong Âm là hãm, Âm ở trong Dương là mắc - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Đại Quá (大過), Tự quái nói rằng: Di tức là nuôi, không nuôi thì không thể động, cho nên tiếp đến quẻ Đại Quá. Phàm các vật, có nuôi nấng mà sau mới có thể nên, nên được thì có thể động, đã động thì phải cả quá, vì vậy quẻ Đại Quá mới nối quẻ Di. Nó là quẻ trên Đoái dưới Tốn, chằm ở trên cây, tức là ngập cây, chằm vốn là vật thấm nhuần nuôi nấng cho cây mà đến ngập lụt mất cây, đó là nghĩa “cả quá”. Quá là Dương quá, cho nên nghĩa “cái gì cả lớn thì quá”. Quá cả nghĩa là việc lớn quá: đạo đức công nghiệp của thánh nhân cả quá người thường, và những việc gì cả quá sự thường, đều là nó cả - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Di (), tự quái nói rằng: Chứa rồi thì mới có thể nuôi, cho nên tiếp đến quẻ Di. Loài vật đã có chứa họp thì ắt có cái nuôi nó, không có cái nuôi thì không thể tồn tại, sinh sôi, vì vậy quẻ Di mới nối tiếp quẻ Đại Súc. Quẻ này trên Cấn dưới Chấn, trên dưới hai hào Dương, giữa ngậm bốn hào Âm, trên đậu mà dưới đông, ngoài đặc mà trong rỗng, là tượng mép cằm người ta. Di là nuôi, miệng người ta cốt để ăn uống, nuôi thân người ta. Cho nên gọi là quẻ Di - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Đại Súc (大畜), Tự Quái nói rằng: Có không càn rồi mới có thể chứa, cho nên tiếp đến quẻ Đại Súc. Không “càn” tức là có thực chất, cho nên có thể chứa họp. Vì vậy, quẻ Đại Súc mới nối quẻ Vô Vọng. Nó là quẻ Cấn trên Kiền dưới, trời mà ở trong núi, là Tượng cái chứa rất lớn. Súc là chứa ngăn, lại là chưa họp, ngăn thì phải họp, lấy Tượng Trời ở trong Núi thì là chứa họp; lấy nghĩa Cấn ngăn Kiền thì là chứa ngăn. Ngăn rồi mới chứa, cho nên ngăn là nghĩa chứa - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Vô Vọng (無妄), Tự Quái nói rằng: trở lại thì chẳng càn rỡ, cho nên tiếp đến quẻ Vô Vọng. Trở lại, tức là quay về với đạo, trở lại đạo là hợp với lẽ chính mà không càn rỡ, cho nên sau quẻ Phục tiếp đến quẻ Vô Vọng. Nó là quẻ Kiền trên Chấn dưới. Chấn về chủ động, động theo lẽ trời mà không càn, động theo lòng dục của người là càn. Nghĩa quẻ Vô Vọng lớn lắm thay – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Phục (), tự quái nói rằng: vật không trọn hết, sự “đẽo” đã cùng ở trên, thì quay xuống dưới, cho nên tiếp đến quẻ Phục. Vật không có lẽ “đẽo” hết, cho nên sự “đẽo” cùng cực thì phải trở lại, Âm cực thì Dương sinh, Dương bị đẽo cùng cực ở trên mà quay xuống dưới, vì vậy quẻ Phục mới nối quẻ Bác. Nó là quẻ một hào Dương sinh ở dưới năm hào Âm, đó là Âm cực mà Dương trở lại. Trong một năm, Âm thịnh đã cực, ngày Đông chí thì một khí Dương lại sinh ra trong đất, cho nên là quẻ Phục. Dương là đạo đấng quân tử, khí Dương tiêu cực mà lại trở lại, tức là đạo Quân tử tiêu đến cùng cực thì lại lớn lên, cho nên là nghĩa “trở lại đường thiện” - (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Bác (), Tự quái nói rằng: Bí là trang sức, cố công trang sức về sau mới hanh, thì hết, cho nên tiếp đến quẻ Bác. Ôi, vật đến văn sức, là hanh cùng cực, cùng cực thì ắt trở lại, cho nên hết Bí đến Bác. Trong quẻ, Năm hào Âm mà một hào Dương, Âm bắt đầu sinh tự ờ dưới, dần dần đến cực thịnh. Mọi khí Âm tiêu gọt khí Dương, cho nên là Bác. Lấy hai tượng mà nói, thì Núi phụ ở Đất. Núi cao hơn Đất mà lại bám dính vào Đất, đó là cái tượng “đồi bác” – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Bí (), Tự quái nói rằng: “hạp” nghĩa là hợp, các vật không thể hợp lại một cách cẩu thả, cho nên tiếp đến quẻ Bí. Bí là trang sức, các vật hợp nhau ắt có văn vẻ, văn vẻ tức là trang sức. Ví như người ta tụ họp thì có dáng dấp lên xuống, các vật tụ họp thì có thứ tự hàng dẫy, đó là hợp nhau ắt có văn vẻ. Vì vậy, quẻ Bí mới nối tiếp quẻ Phệ Hạp. Nó là quẻ dưới Núi có Lửa, Núi là cây cỏ trăm vật tụ hợp, dưới núi có lửa chiếu lên, cỏ cây phẩm loại đều được chùm trong ánh sáng mầu vẻ của nó, đó là tượng phần sức, cho nên mới là quẻ Bí – (Truyện của Trình Di).

Astrology.vn - Quẻ Phệ Hạp (噬嗑). Tự quái nói rằng: đáng xem mà sau mới có thửa hợp, cho nên tiếp đến quẻ Phệ Hạp. Hạp nghĩa là hợp. Đã có đáng xem, rồi sau mới có kẻ đến họp với nó, vì vậy quẻ Phệ Hạp mới nối tiếp quẻ Quán. Phệ nghĩa là cắn, Hạp nghĩa là Hợp, trong miệng có vật ngăn cách, phải cắn mới hợp lại được. Trong quẻ, trên dưới có hai hào cứng, mà giữa thì mềm, ngoài cứng trong rống, là tượng trong miệng mép người ta; lại một hào cứng ở giữa, là tượng trong miệng có vật gì. Trong miệng có vật gì, thì nó làm cho trên dưới ngăn cách, không thể hợp lại, ắt phải cắn đi thì mới hợp được, cho nên là quẻ Phệ Hạp - (Truyện Của Trình Di).

Biết Mình - Hiểu Người