Astrology.vn - Quẻ Tiểu Súc (小畜). Tự quái nói rằng: Liền gần với nhau thì phải có sự nuôi chứa, cho nên tiếp đến quẻ Tiểu Súc. Các vật gần liền là họp, họp tức là chứa. Lại, gần liền với nhau thì chí nuôi nhau, vì vậy quẻ Tiểu Súc mới nối tiếp quẻ Tỵ (quẻ Tỷ). Súc tức là đậu, đậu tức là họp. Nó là quẻ Tốn trên Kiền dưới, Kiền là vật ở trên mà lại nằm ở dưới Tốn - (Truyện của Trình Di).

 

Ôi, chứa đậu sự cứng mạnh, không gì bằng sự nhún thuận; bị sự nhún thuận chứa đậu, cho nên là súc. Nhưng mà Tốn thuộc về Âm, thể nó mềm thuận, chỉ biết dùng sự nhún thuận làm mềm sự cứng mạnh, không phải sức nó có thể ngăn được. Đó là cách chứa còn nhỏ. Lại, hào Tư là một hào Âm, bị năm hào Dương đẹp lòng, được ngôi, tức là được đạo mềm thuận, có thể nuôi được chí ý của các hào Dương, cho nên là Súc. Tiểu Súc là lấy cái nhỏ mà chứa cái lớn, thì cái chứa họp cũng nhỏ. Việc nó chứa họp mà nhỏ, là vì nó thuộc về Âm – (Truyện của Trình Di).

Tỷ (Tỵ) nghĩa là tỷ phụ với nhau. Đã Tỷ với nhau, tất phải có chốn súc dưỡng. Vậy nên sau quẻ Tỷ là quẻ Tiểu Súc. Chữ Súc có hai nghĩa: một nghĩa, Súc là nuôi nhau, tức là Súc tụ; một nghĩa khác, Súc là ngăn đón, là súc chỉ. (Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải - Sào Nam Phan Bội Châu). Tên Quẻ: Tiểu Súc là Tắc (sự bế tắc nhỏ, chờ sắp giải quyết).

 

. . . 西 .

Tiểu Súc. Hanh. Mật vân bất vũ. Tự ngã tây giao.

Chứa nhỏ hanh thông, mây dầy không mưa, tự cõi Tây của ta.

[Truyện của Trình Di: Mây là hai khí của âm dương, hai khí đó giao nhau mà hòa hợp, thì nó chứa nhau, chắc lại thì thành ra mưa. Dương xướng lên, Âm họa theo, là thuận, nên mới hòa hợp. Nếu Âm xướng lên trước Dương, thì không thuận, nên không hòa hợp, không hòa hợp thì không thể thành mưa. Mây tuy chưa họp đã dầy mà không thể thành mưa, là vì nó ở cõi Tây. Đông Bắc là phương Dương, Tây Nam là phương Âm, tự Âm xướng lên, cho nên nó không hòa hợp mà không thành mưa. Lấy con mắt người ta mà coi, thì khí mây nổi lên, đều tự bốn chỗ thẳm xa, nên gọi là “giao”.]

 

. . . . . . . . . . 西 . .

Thoán viết: (1) Tiểu Súc. Nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi. Viết Tiểu Súc. (2) Kiện nhi tốn. Cương trung nhi chi hành. Nãi hanh. (3) Mật vân bất vũ. Thượng vãng dã. Tự ngã tây giao. Thi vị hành dã.

Lời thoán nói rằng: (1) Quẻ Tiểu Súc, mềm được ngôi mà trên dưới ứng với nó, gọi là chứa nhỏ. (2) Mạnh mà nhún, cứng giữa mà ý chí được thi hành, mới hanh thông. (3) Mây dầy không mưa, vì còn đi vậy; tự cõi Tây ta, sự thi thố chưa được thực hành vậy.

[Truyện của Trình Di: (1) Đây là nói về nghĩa thành quẻ, lấy hào Âm ở ngôi Tư, lại ở quẻ trên, tức là mềm được ngôi. Trên dưới năm hào Dương đều ứng với nó, vì bị nó chứa. Là một hào Âm mà nuôi đến năm hào Dương, có thể buộc mà không thể bền, nên mới cho là chứa nhỏ. (2) Đây là nói về tài quẻ. Trong mạnh mà ngoài nhún, thế là mạnh mà biết nhún. Hào hai, hào Năm đều ở giữa quẻ, thế là cứng giữa. Tính Dương tiến lên, mà ở dưới lại là thể Kiền, đó là có chí về đường làm việc. Cứng ở giữa là cứng mà được giữa, lại là ở giữa mà cứng. Nói về sự chứa khí Dương, thì cốt lấy đức mềm nhún; nói về sự được hanh thông, thì cốt ở cứng giữa. Nói về nghĩa thành quẻ, thì là Âm chứa Dương; nói về tài quẻ thì là cứng giữa. Tài nó như thế, cho nên sự chứa của nó tuy nhỏ, mà cũng có thể hanh thông. (3) Đạo “chứa” không thể thành lớn, như mây dầy mà không thành mưa. Âm Dương giao nhau được hòa hợp thì nó bền chắc với nhau mà thành mưa. Hai khí không hòa hợp nhau, Dương còn đi lên, cho nên không mưa. Bởi vì do khí của phương Âm ta khởi lên trước, nên không hòa hợp, mà không thể thành mưa, ấy là công lao chưa được thực hiện. “Chứa nhỏ” không thể thành lớn, cũng như mây ở cõi Tây ta chưa thể thành mưa.]

 

. . . .

Tượng viết: Phong hành thiên thượng. Tiểu Súc. Quân tử dĩ ý văn đức.

Lời tượng nói rằng: Gió đi trên trời là quẻ Tiểu Súc, đấng quân tử coi đó mà làm cho tốt đức văn.

Gió đi trên trời là quẻ Tiểu Súc. Người quân tử lấy đấy mà hãy cứ làm đẹp văn đức - để chờ thời mới hành động.

[Truyện của Trình Di: Kiền là quẻ cứng mạnh mà bị Tốn chứa. Cái tính cứng mạnh còn có kẻ mềm thuận chứa ngăn được nó. Tuy là chứa ngăn được nó nhưng mà không thể nén sự cứng mạnh của nó một cách bền chặt, chỉ lấy sự mềm thuận ràng buộc nó lại mà thôi, cho nên mới nói là chứa nhỏ. Đấng quân tử coi nghĩa “chứa nhỏ” đó mà làm tốt đẹp đức văn. Chứa họp có nghĩa là uẩn súc, cái uẩn súc của đấng quân tử, lớn thì đạo đức kinh luân, nhỏ thì văn chương tài nghệ. Đấng quân tử coi tượng Tiểu Súc để làm tốt đẹp đức văn; việc đó, so với đạo nghĩa thì là còn nhỏ.]

 

1.   Hào Sơ Cửu.

.      . . .

Sơ Cửu. Phục tự đạo. Hà kỳ cữu. Cát.

Hào chín đầu: Trở lại từ đường, còn lỗi gì? Tốt.

Trở lại đường lối của mình. Có chi là lỗi? Tốt. Ý Hào: Tiến mà được điều chính đáng, thế là tốt.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Quẻ dưới thể Kiền, vốn đều là vật ở trên, chí muốn tiến lên mà bị các hào Âm ngăn chứa. Nhưng hào chín Đầu là thể Kiền, ở dưới, được chỗ chính, đằng trước xa với hào Âm, tuy là chính ứng với hào Tư, mà nó có thể tự giữ đường chính, không bị hào kia ngăn chứa, cho nên có tượng “tiến lên, trở lại từ đường”. Kẻ xem như thế thì không có lỗi mà tốt.]

 

.      . .

Tượng viết: Phục tự đạo. Kỳ nghĩa cát dã.

Lời tượng nói rằng: Trở lại từ đường, thửa nghĩa tốt vậy.

[Truyện của Trình Di: Tài Dương cương, theo đường trở lại, thì nghĩa nó tốt. Hào Đầu và hào Tư là chính ứng, khi Chứa thì nó chứa nhau.]

 

2. Hào Cửu Nhị.

.     . .

Cửu nhị. Khiên phục. Cát.

Hào chín hai: Giật trở lại, tốt.

Kéo dắt nhau trở lại (đường cũ) tốt. Ý Hào: đồng đạo cùng đi.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Ba hào Dương chí giống nhau, mà hào chín Hai dần dần gần với chỗ hiểm, vì nó cứng giữa, cho nên có thể dắt với hào chín Đầu mà đi trở lại, cũng là đạo tốt.]

 

.     . .

Tượng viết:  Khiên phục tại trung. Diệc bất tự thất dã.

Lời tượng nói rằng: Dắt lại ở giữ, cũng là không tự mất vậy.

[Truyện của Trình Di: Đây là ở giữa, được chỗ chính, cứng mềm, tiến lui, không sai đạo trung. Hào Dương trở lại, thế nó ắt mạnh, hào Hai vì được ở giữa, cho nên dẫu tiến lên mạnh, cũng không đến nỗi quá cứng, quá cứng thì là tự mất. ]

 

3.  Hào Cửu tam.

.      輿 . .

Cửu tam. Dư thoát bức. Phu thê phản mục.

Hào chín ba: Xe trụt bánh, chồng vợ trở mắt.

Xe long trục, vợ chồng trái mắt nhau. Ý Hào: Vì cương quá, nên bị có kẻ ghìm lại.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Hào chín Ba cũng muốn tiến lên, nhưng nó cứng mà không giữa, gần sát với hào Âm mà không phải là chính ứng, chỉ vì Âm Dương đẹp lòng nhau mà bị ràng buộc ngăn chứa, không thể tự mình tiến lên, cho nên có tượng “xe trụt bánh”. Song vì chí nó cứng mạnh, không thể dẹp bỏ đi mà còn tranh nhau với hào kia, cho nên là cái tượng “chồng vợ trở mắt”.]

 

.      . .

Tượng viết: Phu thê phản mục. Bất năng chính thất dã.

Lời tượng nói rằng: Chồng vợ trở mắt, không chính được cửa nhà vậy.

[Truyện của Trình Di: Chồng vợ trở mắt là không thể làm cho cửa nhà chính đính. Hào Ba không biết theo đạo mà tự xử, cho nên hào Tư mới đè nén được, không cho tiến lên. Cũng như người chồng không thể chính đính cửa nhà, đến nỗi để vợ trở mắt vậy.]

 

4.   Hào Lục tứ. 

.    . . .

Lục tứ. Hữu phu. Huyết khứ dịch xuất. Vô cữu.

Hào sáu tư: Có tin, máu ra, sợ ra, không lỗi.

Có thể tin tưởng: Máu tan - thương tích lành lại - lo hết, không lỗi gì. Ý Hào: Cảm phục được lòng người nên mọi tai họa đều hết.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Lấy một hào Âm chứa mọi hào Dương, vốn vẫn có sự đau hại lo sợ; vì nó muốn mềm thuận, được chỗ chính đính, trống rỗng bên trong (sự thành tín), lại có các hào Dương của của thế Tốn giúp cho, ấy là tượng “có sự tin nhau mà máu đi, sợ khỏi”, không lỗi là phải. Có sự tin, thì máu có thể đi, sợ có thể khỏi, mới không có lỗi.]

 

.    出,上 .

Tượng viết. Hữu phu dịch xuất. Thượng hợp chi dã.

Lời tượng nói rằng: Có tin, sợ ra, trên hợp chí vậy.

[Truyện của Trình Di: Hào Tư đã có tín, thì hào Năm tín dùng mà  hợp chí với nó, vì vậy mới được “sợ ra” mà không lỗi. “Sợ ra” đủ biết là máu đi, lời tượng chỉ nói “sợ ra” là nói cái nhẹ mà thôi; Hào Năm đã hợp chí, thì các hào Dương khác đều theo.]

 

5.  Hào Cửu ngũ.

.      .

Cửu ngũ. Hữu phu luyến như. Phú dĩ kỳ lân.

Hào chín năm: Có tin, dường co quẹo vậy, giầu vì láng giềng.

Có thể tin tưởng, kéo dắt (người khác) lên như (ư) giàu có (được lòng) cả hàng xóm. Ý Hào: đức lớn cảm hóa lòng người, ngăn ngừa tàn bạo.

[Truyện của Trình Di: Quẻ Tiểu Súc là lúc các hào Dương bị hào Âm ngăn chứa. Hào Năm lấy đức trung chính ở ngôi tôn, có sự phu tín, thì loại của nó đều ứng theo nó, cho nên nói rằng “dường co quẹo vậy” nghĩa là dắt díu nhau mà theo – hào Năm ắt phải co kéo nó đến giúp mình, thế là “giầu vì láng giềng”. Tức là hào Năm phải làm hết sức mình để cùng xóm giềng cùng chung. Đấng quân tử bị kẻ tiểu nhân làm khốn, bậc chính nhân bị bọn gian tà làm ách; thì kẻ dưới ắt phải vin kéo người trên, hẹn để cùng tiến; kẻ ở trên ắt phải cứu dẫn người dưới, để cùng gắng sức. Không phải chỉ là đem sức mình giúp đỡ cho người mà thôi, cũng phải nhờ về sức kẻ ở dưới giúp đỡ để làm cho thành cái sức của mình nữa.]

 

.      . .

Tượng viết: Hữu phu luyến như. Bất độc phú dã.

Lời tượng nói rằng: Có tin, dường co quẹo vậy, là không giầu một mình vậy.

[Truyện của Trình Di: Có tin dường co quẹo vậy, nghĩa là láng giềng loài giống đêu co dắt nhau mà theo nó, cùng mọi người chung sự ham thích, không riêng có cái giầu của mình. Đấng quân tử gặp khi nạn ách, chỉ có lòng chí thành, cho nên được sức mọi người giúp đỡ mà lại có thể giúp được mọi người.]

 

6. Hào Thượng Cửu.

.     . . . .

Thượng Cửu. Ký vũ ký xử. Thượng đức tải. Phụ trinh lệ. Nguyệt cơ vọng. Quân tử chính hung.

Hào chín trên: Đã mưa, đã ở, chuộng đức chở, đàn bà chính bền, nguy. Mặt trăng hầu đến tuần vọng, đấng quân tử đi thì hung.

Đã mưa, đã ổn rồi (hào 4 âm đã được lòng cả 5 hào dương). Sự sùng đức (đối với phe âm) đã chở đầy (nhưng ví như) người đàn bà cố chấp, có thể nguy đấy. Mặt trăng gần tới rằm (âm thịnh lắm) người quân tử đừng vội tiến hành mà xấu. Ý Hào: Tôn sùng đức mạnh của phe âm là hại đấy.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Sức chứa đã cùng tột mà hoàn thành, tức là Âm Dương đã hòa, cho nên là tượng “đã mưa, đã ở”. Đó là vì tôn chuộng Âm đức, đến nỗi chứa đầy mà thành ra thế. Bởi tại Âm đặt lên Dương, cho nên tuy chính cũng nguy. Khi âm đã thịnh mà chống lại khí Dương, thì đấng quân tử không thể làm việc.]

 

.     . . . .

Tượng viết: Ký vũ ký xử. Đức tích tải dã. Quân tử chính hung. Hữu sở nghi dã.

Lời tượng nói rằng: Đã mưa, đã ở, đức chứa chở vậy; đấng quân tử đi thì hung, có thửa ngờ vậy.

[Truyện của Trình Di: Đã mưa đã ở, ý nói đạo “chứa” tích đầy mà thành; Âm hầu cực thịnh, đấng quân tử hành động thì có sự hung. Âm chọi được Dương thì làm tiêu Dương, kẻ tiểu nhân chống được đấng quân tử thì ắt làm hại đấng quân tử, lẽ nào mà không nghi ngờ? Nếu biết nghi ngờ từ trước mà răn sợ sẵn, tìm cách để cho nó đi, thì không đến nỗi phải hung.]

 

Biên Soạn: Astrology.vn

  Dịch HọcKinh Dịch Giản Yếu - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 08 - THỦY ĐỊA TỶ 易经 水地比

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 07 - ĐỊA THỦY SƯ 易经 地水師

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 06 - THIÊN THỦY TỤNG 易经 天水訟

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 05 - THỦY THIÊN NHU 易经 水天需

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 04 - SƠN THỦY MÔNG 易经 山水蒙