Astrology.vn - Quẻ Tỵ (có cách đọc chữ là Tỷ). Tự quái nói rằng: nhiều người ắt phải liền nhau, cho nên tiếp đến quẻ Tỵ . Tỵ là gần vào, giúp vào, loài người ắt phải dùng nhau giúp nhau, rồi sau mới yên. Cho nên, đã có nhiều người, thì phải liền nhau, liền nhau để đóng quân. Quẻ này trên Khảm, dưới Khôn, nói về hai thể, thì là nước trên đất; các vật liền khít nhau không có ngăn cách, không gì bằng nước trên đất, cho nên mới là quẻ Tỵ. Lại nữa, các hào đều thuộc về Âm, riêng có hào Năm là Dương cương, ở ngôi vua, chúng đều thân phụ, mà kẻ trên cũng thân với người dưới, cho nên mới là quẻ Tỵ - (Truyện của Trình Di).

 

Tiếp theo sau quẻ Sư là Quẻ Tỷ. Bởi vì Sư nghĩa là chúng, nhân chúng đông mới thành được Sư, nhân chúng đã đông, tất phải liên lạc thân phụ với nhau. Tỷ nghĩa là thân phụ, có ý liên lạc dây dính với nhau. (Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải - Sào Nam Phan Bội Châu). Tên quẻ: Tỷ là Hóa-Hòa, sánh vai, gần gũi, gặp dịp thuận tiện để phát triển.

 

. . . . . .

Tỉ. Cát. Nguyên phệ nguyên vĩnh trinh. Vô cữu. Bất ninh phương lai. Hậu phu hung.

Liền nhau tốt, truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi! Chẳng yên mới lại, sau trễ trượng phu hung.

[Truyện của Trình Di: Liền nhau là tốt, người ta gắn liền với nhau, ấy là đạo tốt. Có người gắn liền với nhau, thì phải có cách mà gắn liền với nhau. Nếu không phải là cách thì có hối hận, cho nên cần phải suy nghiêm bói tính, kẻ nào có thể gần được thì gần. “Phệ” là bói tính đắn đo, không phải là dùng cỏ thi mai rùa. Cái người mình gần nếu có được đức tính đầu cả, lâu dài, chính bền, thì không có lỗi. “Đầu cả” có đạo quân trưởng, “lâu dài” có thể thường lâu, “trinh” là chính đạo. Người trên gần kẻ dưới, ắt có ba đức tính ấy; kẻ dưới gần người trên, cũng phải có ba đức tính ấy thì không có lỗi.

Người ta đến khi không thể giữ được sự yên ổn của mình, mới đến cầu thân, được kẻ “gần liền” thì mới giữ được yên ổn. Trong lúc không yên, chỉ nên kíp kíp để tìm người gần liền, nếu đứng một mình và tự cậy mình, chí cầu thân không nóng, mà chậm lại sau, thì tuy là đấng trượng phu cũng hung, huống chi là kẻ nhu nhược. Những thứ sinh trong trời đất, không thứ gì không thể liền nhau mà tự tồn, tuy rất cương cường, chưa có kẻ nào đứng một mình mà được. Đạo quẻ Tỵ do ở hai chí liền nhau, nếu không liền nhau thì là quẻ KHUÊ.

Ông vua vỗ về quẻ dưới, kẻ dưới thân bám người trên, họ hàng, hàng xóm, bè bạn đều vậy. Cho nên, trong khi kẻ trên người dưới hợp chí để theo nhau, nếu không có ý tìm nhau thì phải lìa nhau mà hung. Đại để, tình người tìm nhau hợp, găng nhau thì lìa, găng nhau nghĩa là kẻ nọ chờ kẻ kia, chẳng ai chịu làm trước. Người ta thân nhau đành đã có cách, nhưng mà cái chí muốn liền nhau thì không thể hoãn.]

 

. . . . . . . . .

Thoán viết: Tỉ. Cát dã. Tỉ phụ dã. Hạ thuận tòng dã. Nguyên phệ nguyên vĩnh trinh vô cữu. Dĩ cương trung dã. Bất ninh phưong lai. Hậu phu hung. Thượng hạ ứng dã. Kỳ đạo cùng dã.

Lời thoán nói rằng: Tỵ là tốt, tỵ là giáp lại, kẻ dưới thuận theo vậy. Truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi, vì chính giữa vậy. Không yên mới lại, trên dưới ứng nhau vậy. Sau trượng phu hung, vì đạo cùng vậy.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Ba chữ “Tỵ cát dã là thừa. Đoạn đầu dùng thể quẻ thích nghĩa tên quẻ; các đoạn dưới cũng lấy thể quẻ để thích lời quẻ. “Cương trung” chỉ về hào Năm, “trên dưới” chỉ về năm hào Âm.] (Nội dung ý nghĩa căn bản của Lời Thoán đã được nêu rõ ở phần “Truyện của Trình Di” nêu ở phần trên, nên phần này chỉ nêu ngắn gọn ý của Chu Hy.)

 

. . . . .

Tượng viết: Địa thương hữu thủy. Tỉ. Tiên vương dĩ khuyến vạn quốc, thân chư hầu.

Lời tượng nói rằng: Trên đất có nước, là quẻ Tỵ, đấng tiên vương coi đó mà dựng muôn nước, thân chư hầu.

Trên đất có nước là quẻ Tỷ - sánh vai nhau. Đấng Tiên vương (xưa) lấy đất mà xây dựng vạn quốc, thân với chư hầu - các nước nhỏ phụ thuộc.

[Truyện của Trình Di: Loài vật gần liền với nhau mà không ngăn cách, không gì bằng nước trên ở đất, cho nên mới là quẻ Tỵ. Đấng tiên vương coi tượng “liền nhau” đó để dựng muôn nước, gần gũi với chư hầu. Dựng muôn nước là để liền nhau với dân, gần gũi vỗ về chư hầu là để liền nhau với thiên hạ.]

 

1. Hào Sơ Lục.

  .  . . . . .

Sơ Lục. Hữu phu tỉ chi. Vô cữu. Hũu phu doanh phẫu. Chung lai hữu tha cát.

Hào sáu đầu: Có tin, liền lại đó, không có lỗi. Có tin đầy chậu, trọn lại có sự tốt khác.

Có lòng tin, sánh vai, không lỗi. Có lòng tin đầy cái ang (như đầy tấm lòng); về sau có điều tốt lành khác. Ý Hào: Lấy lòng thành cảm người ngay từ đầu thì về sau không việc gì là không tốt.

[Truyện của Trình Di: Hào sáu Đầu tức là khởi đầu của sự “liền”. Trong cách liền lại với người, phải lấy thành tín làm gốc. Trong lòng không tin, mà muốn thân với người ta, thì người ta ai thân với mình? Lúc đầu của sự “liền lại với người” phải có sự tin thật, mới không có lỗi. “Phu” là đức tin còn ở trong lòng. Sự thành thật đầy đặc ở trong, cũng như đồ vật chứa đầy trong chậu. Chậu là thứ đồ mộc mạc, ý nói cũng như cái chậu đầy đặc ở bên trong, thì ở bên ngoài không cần tô điểm, rút lại vẫn có thể đem lại sự tốt khác. Nếu sự thành thật dầy đặc ở trong, ai cũng tin mình, thì không cần phải tô điểm ở bên ngoài để cầu liền lại với người ta. Hễ có thành tín đầy đặc ở trong, thì kẻ ngoài khác đều cảm động mà theo. Phu tín, tức là cái gốc của sự “liền lại với nhau”.]

 

.   . .

Tượng viết: Tỉ chi sơ lục. Hữu tha cát dã.

Lời tượng nói rằng: Hào sáu đầu của quẻ Tỵ, có sự tốt khác vậy.

[Truyện của Trình Di: Ý nói hào Sáu Đầu của quẻ Tỵ là tỏ cái cách liền lại với nhau cốt ở lúc đầu. Lúc đầu có sự tin, thì lúc sau sẽ đem đến sự tốt khác. Lúc đầu không thực, lúc sau đâu có được tốt?]

 

2. Hào Lục Nhị.

.      . .

 Lục nhị. Tỉ chi tự nội. Trinh cát.

Hào sáu hai: Liền lại tự bên trong, chính và tốt.

Từ trong sánh vai ra đến ngoài, giữ chính tốt. Ý Hào: được vị Nguyên thủ xứng đáng, làm việc vừa chính vừa tốt.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Hào này mềm thuận trung chính, ứng lên với hào Chín Năm, tự bên trong liền lại ra bên ngoài, mà được chính tốt.]

 

.      . 失也 .

Tượng viết: Tỉ chi tự nội. Bất tự thất dã.

Lời tượng nói rằng: Liền lại tự bên trong, mình không làm mất phẩm giá của mình vậy.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Được sự chính, tức là mình không làm mất phẩm giá của mình.]

 

3. Hào Lục tam.

.   

Lục Tam. Tỉ chi phỉ nhân.

Hào sáu ba: Liền với người không đáng liền.

Sánh vai với bạn chẳng ra người. Ý Hào: không chọn đúng bạn, rất tổn hại.

[Truyện của Trình Di: Hào ba đã không trung chính, mà những hào liền với nó cũng đều không được trung chính: hào Tư âm mềm mà không được giữa, hào Hai thì ứng với hào Năm mà liền với hào Đầu. Đều không trung chính, tức là không phải kẻ đáng gần. Gần liền với kẻ không đáng gần liền, đủ biết là hỏng, sự hối hận không cần nói cũng biết, cho nên đáng thương. Hào hai là hào trung chính, mà bào không phải là người đáng gần liền, đó là dùng theo nghĩa, chỗ nọ khác với chỗ kia.]

 

.    . .

Tượng viết: Tỉ chi phi nhân. Bất diệc thương hồ.

Lời tượng nói rằng: Liền lại với kẻ không đáng liền, chẳng cũng đáng thương sao?

[Truyện của Trình Di: Người ta gần liền với nhau là cốt để cầu yên lành, mà liền với kẻ không đáng liền, trái lại ắt sẽ được sự hối hận, kể cũng đáng thương lắm. Đó là câu răn đối với những kẻ lầm lỗi trong sự gần liền của mình.]

 

4.  Hào Lục Tứ

.    . .

Lục tứ. Ngoại tỉ chi. Trinh cát.

Hào sau tư: Kẻ ngoài liền lại, chính tốt.

Sánh vai với người ngoài - hào 5. Chính nên tốt. Ý Hào: Sánh vai với bên ngoài, người thật đáng cấp trên mình, vừa ngay vừa tốt.

[Truyện của Trình Di: Hào Tư liền với hào Năm, được trinh chính mà tốt. Hào Năm Dương cương lại trung chính, tức là người hiền; nó ở ngôi tôn, tức ở trên; thân kẻ hiền, theo người trên, là sự gần liền chính đáng, cho nên mới là chính tốt. Lại nữa, liền với kẻ hiền, theo người trên, ắt phải dùng lối chính đạo thì mới tốt.]

[Bản nghĩa của Chu Hy: Hào Tư là hào mềm, ở ngôi mềm, bên ngoài gần với hào Chín Năm, đó là được đạo chính tốt.]

 

.    . .

Tượng viết: Ngoại tỉ ư hiền. Dĩ tòng thượng dã.

Lời tượng nói rằng: Bên ngoài gần liền với người hiền, để mà theo người trên vậy.

[Truyện của Trình Di: Bên ngoài gần liền nghĩa là nó theo hào Năm. Hào Năm là một người hiền cương minh trung chính, lại ở ngôi vua, hào Tư liền gần với nó, tức là liền gần với người hiền và lại theo người trên nữa, vì vậy mới tốt.]

 

5. Hào Cửu ngũ.

.      . . . . .

Cửu ngũ. Hiển tỉ. Vương dụng tam khu. Thất tiền cầm. Ấp nhân bất giới. Cát.

Hào chín năm: Rõ rệt, liền lại, nhà vua dùng đuổi ba mặt; mất con chim ở phía trước, người làng không bảo, tốt.

Gần gũi công nhiên. Phép nhà vua (khi đi săn) chỉ vây ba mặt để hở một mặt, cho loài chim ở mặt trước bay mất - con nào đi thì thôi, con nào vào thì bắt, để tự do. Người trong ấp chẳng bị nghiêm giới gì - cũng tự do. Thế là tốt. Ý Hào: có đức thì để cả thiên hạ gần gũi với mình.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Một hào Dương ở ngôi tôn, vừa cứng, vừa mạnh, vừa trung chính, các hào Âm trong quẻ đều đến với mình. Rõ rệt sự gần gũi mà không riêng tây, như đấng quân tử đi săn không vây kín, ngỏ lưới một mặt, đến thì không cự, đi thì không đuổi, ấy là cái tượng “dùng đuổi ba mặt, mất con chim ở phía trước mà người làng không bảo”. Nghĩa là, tuy là bọn riêng, họ cũng hiểu ý người trên, không cần răn bảo với nhau để cầu cho được. Phàm những điều đó, đều là kiểu tốt.

 

.      . . . .   . 使 .

Tượng viết: Hiền tỉ chi cát. Vị chính trung dã.Xả ngịch thủ thuận. Thất tiền cầm dã. Ấp nhân bất giới. Thượng sử trung dã.

Lời tượng nói rằng: Tỏ rõ sự gần liền  mà tốt, vì trung chính vậy; bỏ nghịch lấy thuận, mất con chim ở phía trước vậy; người làng không bảo, người trên sai khiến được vừa phải vậy.

[Truyện của Trình Di: Tỏ rõ sự gần liền mà được tốt, là tại cái ngôi nó ở được chính trung. Ở chỗ chính trung, tức là theo đường chính trung. Việc gần liền với người, lấy sự không lệch là phải, cho nên mới chính trung. Không hẹn bảo với người thân cận, thế nghĩa là sai khiến kẻ dưới, vừa phải không thiên, xa gần như một.]

 

6. Hào Thượng Lục.

  .     . .

Thượng lục. Tỉ chi vô thủ. Hung.

Hào sáu trên: Gần liền không đầu, hung.

Sánh vai chẳng có đầu, xấu. Ý Hào: Kém đức thì sao cảm phục được thiên hạ.

[Truyện của Trình Di: Hào Sáu ở trên, tức là cuối việc “gần liền với người”. “Thủ” tức là đầu, trong đạo gần liền với người, trước thiện thì sau cũng thiện. Có thủy mà không có chung hoặc giả cũng có, chưa khi nào không có thủy mà lại có chung. Cho nên, cái sự gần liền với người mà không có đầu, đến sau thì hung. Đó là cứ theo về cuối quẻ Tỵ mà nói. Hào sáu Trên Âm mềm không giữa, ở chỗ hiểm cực, không phải là kẻ có thể tốt lành về sau. Lúc đầu gần liền với nhau không theo đạo nghĩa, để sinh hiềm khích ở sau, thiên hạ như thế cũng nhiều.]

 

.      . .

Tượng viết: Tỉ chi vô thủ. Vô sở chung dã.

Lời tượng nói: Liền lại không đầu, không thửa chót vậy.

[Truyện của Trình Di: Việc gần liền với người, không có đầu thì làm sao có chót.? Người ta gần liền với nhau, có đầu, hoặc giả đến chót cũng trái; đầu đã không có đạo nghĩa, thì chót còn giữ sao được? Cho nên mới nói rằng không có chót.]

 

Biên Soạn: Astrology.vn

  Dịch HọcKinh Dịch Giản Yếu - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 07 - ĐỊA THỦY SƯ 易经 地水師

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 06 - THIÊN THỦY TỤNG 易经 天水訟

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 05 - THỦY THIÊN NHU 易经 水天需

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 04 - SƠN THỦY MÔNG 易经 山水蒙

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 03 - THỦY LÔI TRUÂN 易经 水雷屯