
Astrology.vn - Không thờ Tề, cũng không thờ Sở. Thờ nước Tề thì phải lệ thuộc nước Tề, lại khiến cho nước Sở ghét. Thờ nước Sở phải lệ thuộc nước Sở, lại khiến cho nước Tề ghét. Lệ thuộc Tề, sẽ bị thiệt với Tề; khiến cho Sở ghét, sẽ bị Sở quấy phá. Lệ thuộc Sở, sẽ bị thiệt với Sở; khiến cho Tề ghét, sẽ bị Tề quấy phá. Tự lập, tự cường sẽ không phải phiền hà với nước nào mà lại còn được người ta trọng nể. Nước càng lớn càng dễ sinh rối loạn, chia rẽ, biến động. Vào lúc nước Tề, nước Sở có biến động, nước Đằng ở thế độc lập, không bị dính líu vào bên nào, thảnh thơi nhìn xem thiên hạ đại sự.

Astrology.vn - Muốn cho dân thân yêu, xả thân vì cấp trên; trước đó, cấp trên phải thương dân, nhất là trong những lúc cơ hàn. Cấp trên cai trị dân mà bỏ mặc dân chịu đói khát, chỉ biết thu thuế cho nhiều; đó là thi hành chính sách vô nhân đạo. Cấp trên cai trị vô nhân đạo mà đòi hỏi dân phải cư xử nhân đạo với mình; điều đó trái lẽ thường. Người ta chỉ hy sinh cho người thương yêu mình, chẳng ai chịu hy sinh cho kẻ ghét mình, ruồng bỏ mình bao giờ.

Astrology.vn - Muốn cho thiên hạ ổn định, các nước chư hầu đình chỉ tiến quân, điều ấy không khó. Chỉ việc chấm dứt chính sách tàn bạo; bàn tính với dân Yên, đặt một vị vua mới được lòng người Yên lên ngôi, trao trả quyền bính cho vị vua ấy, rồi rút hết binh đội về. Thế là mọi sự yên ổn. Cai trị một đất nước ngàn dặm, nếu biết duy trì chính nghĩa, thi hành chính sách nhân đạo, thì đâu có phải sợ nước nào xâm lấn?

Astrology.vn - Vũ Vương thấy dân chúng nhà Ân và toàn thể các chư hầu đều ghê sợ chính sách bạo ngược của vua Trụ; cho nên, sau khi diệt Trụ, Vũ Vương đã chiếm lấy nhà Ân và xếp đặt việc cai trị hợp ý dân. Văn Vương (cha của Vũ Vương) trước đó đã có thể thắng vua Trụ, nhưng thấy chính sách bạo ngược của vua chưa đến nỗi quá khắc nghiệt; dân chúng và các chư hầu chưa oán ghét Trụ quá đáng, tình hình chưa chín muồi; cho nên Văn Vương chấp nhận ngồi tù ở ngục Dữu Lý bảy năm để chờ thời; và nhường việc chiếm nhà Ân cho con là Vũ Vương.

Astrology.vn - Để chỉ trích việc vua muốn Tể tướng và các quan khanh trong triều phải làm theo ý riêng của mình mà bỏ mất khả năng chuyên môn của họ, Mạnh Tử đã nêu ra hai ví dụ. Thứ nhất, muốn cất một đại sảnh đường (cự thất), vua giao cho công trình sư (kiến trúc sư phụ trách xây dựng) đi kiếm cây gỗ lớn làm cột cái, có cây gỗ lớn mới có sức nâng nổi cái mái to rộng. Thứ hai, ví như có một viên ngọc quý còn ẩn trong đá (ngọc thô). Trong ví dụ thứ hai, theo lẽ thường, vua phải trao viên ngọc thô ấy cho thợ ngọc, phá đá, trau chuốt; mới có được viên ngọc đáng giá vạn dật vàng.

Astrology.vn - Theo học thuyết chính danh của Đức Khổng Tử thì vua phải cho ra vua, bề tôi mới ra bề tôi... Một vị vua xứng đáng với danh hiệu vua phải là người hết lòng phục vụ hạnh phúc của dân chúng, một người đạo đức gương mẫu. Có vua xứng đáng như thế, mới có bề tôi một dạ trung thành, hợp sức với vua để phục vụ dân chúng. Nếu một người nào ở ngôi vua tôn quý mà làm hại điều nhân, điều nghĩa, không lấy hạnh phúc của dân chúng làm trọng; trái lại, còn đem tai họa đến cho dân chúng, người ấy là giặc hại, tàn ác, chứ đâu xứng đáng danh hiệu là vua?

Astrology.vn - Phải xét người một cách kỹ lưỡng. Không nên vì lời khen chê của những kẻ thân tín bên trái bên phải (tả hữu) hay vì lời khen chê của các quan đại phu trong triều mà vội vàng sử dụng, cất nhắc hay thải bỏ một người nào. Chớ vội tin những lời khen chê chủ quan, thiên lệch đó. Nếu vua cẩn thận trong cách tuyển dụng nhân tài và biết nghe theo nguyện vọng dân chúng mà xử lý những việc trong triều; lúc đó, vua mới thật xứng đáng ở ngôi cha mẹ của dân.

Astrology.vn - Trong đoạn này, Mạnh Tử đã gián tiếp cảnh tỉnh Tề Tuyên Vương. Tề Tuyên Vương vô tình bị Mạnh Tử gài bẫy, liên tiếp trả lời theo tình lý tự nhiên. Đến câu hỏi thứ ba, mới biết Mạnh Tử ám chỉ mình, Tuyên Vương đành phải nói lảng sang chuyện khác. Lẽ ra, trả lời cho câu hỏi: “Bên trong bốn cõi mà rối loạn, thì như thế nào?”, Tuyên Vương phải đáp: “Truất phế ông vua cai trị bốn cõi đó đi.” Nếu theo tình lý tự nhiên mà trả lời như vậy, hoá ra Tề Tuyên Vương tự hại mình; bởi vì nước Tề lúc bấy giờ không được cai trị tốt.

Astrology.vn - Tề Tuyên Vương nghe Mạnh Tử nói về chính trị Vương đạo phải khâm phục là tốt lành. Tuy nhiên ông cảm thấy không theo được vì có tật ham của cải và tật ham sắc đẹp. Ham của cải và ham sắc đẹp nếu chỉ biết vị kỷ, mới có hại cho Vương đạo. Nếu ham của cải và ham sắc đẹp mà biết vị tha, tức là hoà đồng với dân chúng trăm họ thì vẫn phù hợp với Vương đạo, ham của cải mà tích lũy của cải cho cả nước để có lương thực đủ dùng hằng ngày và đủ dùng khi xảy ra việc chinh chiến như ông Công Lưu (thủy tổ của nhà Chu) là điều tốt.