Astrology.vn - Cái gốc rối loạn mà cái ngọn được gọn gàng ngay ngắn, là điều không thể có được; Coi nhẹ cái căn bản đáng phải trọng thị và coi nặng cái chi tiết vốn là thứ yếu, (thánh nhân xưa) chưa từng có như vậy bao giờ. Bởi thế người quân tử (đối vôi mọi việc trên) chẳng có việc gì là không dụng tâm dụng lực đến triệt để - mọi việc đều mang hết sức lực của mình.

 

 

其本乱而末治者否矣。其所厚者薄,而其所薄者厚,未之有也。

Kỳ bản loạn nhi mạt trị giả, phủ hỹ; kỳ sở hậu giả bạc, nhi kỳ sở bạc giả hậu, vị chi hữu giã.

Cái gốc rối loạn mà cái ngọn được gọn gàng ngay ngắn, là điều không thể có được; Coi nhẹ cái căn bản đáng phải trọng thị và coi nặng cái chi tiết vốn là thứ yếu, (thánh nhân xưa) chưa từng có như vậy bao giờ.

 

《康诰》曰:克明德。

Khang cáo viết: khắc minh đức

Thiên "Khang cáo" nói: "Có thể làm sáng tỏ đức" (Khang Cáo là một thiên trong Chu thư)

 

《太甲》曰:顾諟天之明命。

Thái giáp viết: cô thị thiên chi minh mệnh.

Thiên Thái Giáp “Suy nghĩ thẩm sát đức sáng mà trời đã phú cho”. (Thái giáp là một thiên trong Thượng thư).

 

《帝典》曰:克明峻德

Đế-Điển viết: khắc minh tuấn đức.

Thiên Nghiên điển (trong Ngu thư) nói: “Có thể làm sáng tỏ đạo đức cao thượng".

 

皆自明也。

Giai tự minh dã.

Đó đều là nói rằng đạo đức phải sáng tỏ từ nơi bản thân mình.

 

汤之《盘铭》曰:苟日新,日日新,又日新。

Thang chi bàn minh viết: Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.

Lời Bàn minh của vua Thang nói rằng: Gột rửa cáu bẩn, trở thành con người mới, ngày ngày đổi mới, lại càng phải mới nữa.

 

《康诰》曰:作新民。

Khang cáo viết: tác tân dân.

Thiên Khang cáo (Chu thư) nói: Phải cải tạo những di dân (của Ân Thương trở thành những người dân mới (của triều Chu).

 

《诗》曰:周虽旧邦,其命维新。

Thi viết: Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân.

Kinh Thi nói rằng: “Chu tuy là nước cũ (từ triều Ân) nhưng đã chịu mệnh Trời, mệnh ấy là mới”. (Thi. Đại nhã. Văn Vương, chương I)

 

是故君子无所不用其极

Thị cố quân tử vô sở bất dụng kỳ cực

Bởi thế người quân tử (đối vôi mọi việc trên) chẳng có việc gì là không dụng tâm dụng lực đến triệt để (mọi việc đều mang hết sức lực của mình).

 

《诗》云:邦畿千里,维民所止。

Thi vân: bang kỳ thiên lý, duy dân sở chỉ.

Kinh Thi nói rằng: "Kinh kì (nhà Thương) rộng ngàn dặm, là chỗ dân chúng ở". (Thi. Thương tụng. Huyền điểu, chương 1 câu 15-16).

 

《诗》云:缗蛮黄鸟,止于丘隅。”  子曰:于止,知其所止,可以人而不如鸟乎?

Thi vân: "miên man hoàng điểu, chỉ ư khưu ngu”. Tử viết: ư chỉ, tri kỳ sở chỉ, khả dĩ nhân nhi bất như điểu hồ;

Kinh Thi nói rằng: "Chim hoàng li hót líu lo, đậu ở một góc gò". (Thi. Tiểu nhã. Miên man, chương 2, câu 1-2). Khổng Tử nói rằng: Con chim kia đậu, còn biết chọn chỗ mà đậu, há lẽ người ta lại không bằng con chim sao!

 

Chú giải

1. Khang cáo. Một thiên trong Thư Chu thư là bài văn của Chu Công khuyên răn Khang Thúc lúc phân phong cho ông. Khang Thúc là thuỷ tổ nước Vệ thời Chu, họ Cơ, tên là Phong là em trai Chu Võ Vương. Lần đầu phong ở đất Khang (Tây Bắc huyện Vũ, tỉnh Hà Nam ngày nay) nên gọi là Khang Thúc. Sau khi Chu Công dẹp yên được Vũ Canh và tam giám nổi loạn, bèn đem bảy tộc dân Ân và vùng xung quanh cố đô nhà Thương phong cho Khang Thúc, kiến đô ở Triều Ca (huyện Kì, tỉnh Hà Nam ngày nay) gọi là nước Vệ. Thành Vương còn lệnh cho ông làm Tư Khấu nhà Chu.

2. Thái Giáp. Văn tự giáp cốt Ân Khư viết là . Vua nhà Thương, tên là Chí. Là cháu đích tôn của vua Thang, là con của Thái Đinh. Thái Giáp là miếu hiệu của ông. Sau khi nối ngôi Trọng Nhâm, vì không tuân theo phép của vua Thang, không lo quốc chính, bạo ngược với trăm họ, bị Y Doãn đày ra Đồng Cung (ở Yển Sư, Hà Nam ngày nay). Y Doãn nhiếp chính ba năm, Thái Giáp hối lỗi sửa chữa, lại được đón về phục vị. Có một thuyết nói rằng Y Doãn đày Thái Giáp, tự lập làm vương, bảy năm sau, Thái Giáp trốn ra được, giết được Y Doãn tự mình phục vị (Trúc thu kỉ niên cổ bản) Sau khi phục vị, nối nghiệp vua Thang, khiến "chư hầu quy Ân, bách tính dĩ ninh" (Chư hầu theo về nhà Ân, trăm họ được yên ổn) ở ngôi 12 năm. Sau khi chết được tôn làm Thái Tông. Sách Thuyết Uyển, thiên Kính thận chép Khổng Tử dẫn lời Thái Giáp "Thiên tái nghiệt do khả vi, tự tác nghiệt, bất khả hoạn" (Trời làm tai nghiệt, còn tránh được, tự mình gây tai nghiệt, thì không thể trốn được).

3. Đế điển, tức Nghiêu điển, một thiên trong sách Thượng thư. Học giả cận đại cho rằng do sử quan đời Chu viết ra căn cứ vào truyền thuyết, sau đó lại được người thời Xuân Thu Chiến quốc thêm thắt tư tưởng Nho gia vào mà thành. Ghi chép sự tích Nghiêu Thuấn thiện nhượng, phản ánh một số tình hình lịch sử Trung Quốc thời kì cuối xã hội nguyên thuỷ. Ngụy Cổ văn Thượng Thư tách nửa sau của thiên này ra và thêm vào 28 chữ, để làm thành Thuấn điển.

4. Bàn minh. Bàn là cái chậu tắm thời cổ. Trên chậu có khắc minh văn để khuyên răn. Về câu này trong thiên Lễ kí. Đại học, Trịnh Huyền chú: "Bàn minh, khắc giới vu bàn dã" (Bàn minh, là khắc lời răn ở chậu tắm).

(t/h)

Tags:  [Nho Giáo]   [Đạo Nho]    [Khổng Tử]   [Mạnh Tử]   [Đại Học]   [Trung Dung]    [Luận Ngữ]   

Nho Giáo -  Đạo Nho - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 6 - THÀNH Ý CHÍNH TÂM 儒道 四書 大學

> ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 4 & 5 - NGŨ ĐỨC - NHÂN, KÍNH, HIẾU, TỪ, TÍN 儒道 四書 大學

> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 3 - MINH ĐỨC 儒道 四書 大學

> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 2 - CÁCH VẬT CHÍ TRI 儒道 四書 大學

> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 1 - ĐẠI HỌC CHI ĐẠO 儒道 四書 大學

> KINH DỊCH TƯỜNG GIẢI - KINH DỊCH GIẢN YẾU - 64 QUẺ KINH DỊCH 易经 六十四 卦