Astrology.vn - Tu, tề, trị, bình. Nói tắt của tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tư tưởng luân lí - chính trị của Nho gia. Về các mặt giáo hoá con người, tu dưỡng đạo đức và thực tiễn chính trị, Nho gia đều chủ trương từ mình đến người, từ gần đến xa, cho nên lấy cách vật, trí tri thành ý, chính tâm làm cơ sở cho tu tề trị bình, đồng thời lấy "tu thân" làm cái căn bản để nối đến tám điều mục trước sau; dùng nó hình thành cả hệ thống triết học chính trị luân lý.
物格而后知至,知至而后意诚,意诚而后心正,心正而后身修,身修而后家齐,家齐而后国治,国治而后天下平。自天子以至于庶人,一是皆以修身为本。
Vật cách nhi hậu tri chí; trí chí nhi hậu ý thành; ý thành nhi hậu tâm chính; tâm chính nhi hậu thân tu; thân tu nhi hậu gia tề; gia tề nhi hậu quốc trị; quốc trị nhi hậu thiên hạ bình. Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản.
Dịch nghĩa
Nghiên cứu đến tận cùng nguyên lí của sự vật, thì mới có thể có được sự hiểu biết; Có được sự hiểu biết thì ý niệm mới chân thành; ý niệm chân thành thì cái tâm mới ngay ngắn. Cái tâm ngay ngắn thì mới tu chỉnh được bản thân mình. Tu chỉnh được bản thân mình rồi mới sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp; sửa sang nhà mình chỉnh tề tốt đẹp mới bình trị được nước mình; bình trị được nước mình thì mới làm thiên hạ được thái bình. Từ thiên hạ cho đến kẻ thứ nhân, tất cả đều lấy việc sửa mình làm gốc.
Chú giải:
1. Tu thân, tức là là "tu dưỡng thân tâm" Tư tưởng luân lí và phương pháp tu dưỡng đạo đức của Nho gia. Quẻ Phục trong Chu Dịch nói: "Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã" Khổng Dĩnh Đạt thời Đường sớ: “Sở dĩ không xa mà nhanh chóng trở lại, là để tu thân vậy, có sai thì sửa vậy". Cho rằng tu thân là ở chỗ có sai thì sửa. Khổng Tử nói "tu kỉ", cũng có nghĩa "tu thân", "tu kỉ dĩ kính.... tu kỉ dĩ an nhân... tu kỉ dĩ an bách tính" (Luận ngữ. Hiến vấn). Lưu Bảo Nam thời Thanh viết: "Tu kỉ giả, tu thân dã".
Đại học coi “tu thân" là căn bản của tám điều mục thi giáo. Mạnh Tử. Tận tâm hạ: "Quân tử chi thủ, tu kì thân nhi thiên hạ bình" (Điều người quân tử giữ là sửa thân mình mà thiên hạ được bình trị). Mạnh Tử cũng coi tu thân là cơ sở của tu dưỡng đạo đức. Sau Cách mạng Tân Hợi, chính phủ Bắc dương đề xướng tôn Khổng độc kinh" từng nêu ra "Quốc dân giáo dục dĩ Khổng Tử chi đạo vi tu thân chi đại bản" (Nền giáo dục quốc dân lấy đạo của Khổng Tử làm gốc lớn để tu thân - Thiên đàn hiến pháp thảo án). Trước năm 1922, các trường trung tiểu học của Trung Quốc có đặt môn "tu thân”.
2. Tu, tề, trị, bình. Nói tắt của tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tư tưởng luân lí - chính trị của Nho gia. Về các mặt giáo hoá con người, tu dưỡng đạo đức và thực tiễn chính trị, Nho gia đều chủ trương từ mình đến người, từ gần đến xa, cho nên lấy cách vật, trí tri thành ý, chính tâm làm cơ sở cho tu tề trị bình, đồng thời lấy "tu thân" làm cái căn bản để nối đến tám điều mục trước sau; dùng nó hình thành cả hệ thống triết học chính trị luân lí phong kiến.
Lúc sinh tiền Khổng Tử chưa hề nói cụ thể "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" song tư tưởng tu tề trị bình của Nho gia thực đã bắt nguồn từ Khổng Tử. Khổng Tử chủ trương "khắc kỉ phục lễ" (Luận ngữ, Nhan Uyên, "hành kỉ hữu sỉ (Tử Lộ), “chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ" (Thuật nhi) thì đều yêu cầu người ta chú ý "tu thân". Lại nêu ra "nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, hiếu đễ kì vi nhân chi bản" (Học nhi) đều yêu cầu phải "tề gia". Lại nói: “Đạo thiên thặng chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời" (Học nhi). Đó đều là nói về "trị quốc". Còn đề ra bác thi ư dân nhi năng tế chúng" (Ung dã), “tu kỉ dĩ an bách tính” (Hiến vấn). Đó chính là tư tưởng "bình thiên hạ.
3. Thứ nhân. Từ gọi chung những người sản xuất nông nghiệp từ thời Tây Chu về sau. Có thuyết nói "thứ dân thời Tây Chu, bao gồm dân tự do lớp trên, nông nô lớp giữa và nô lệ lớp dưới" (Phạm Văn Lan Trung Quốc thông sử). Thứ nhân thời Xuân Thu được bàn luận việc nước, "Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị "(Luận ngữ. Quý thị). Địa vị của họ thấp hơn sĩ nhưng ở trên công thương tạo lệ. Từ Tần Hán về sau chỉ chung những người bình dân không có tước vị. Trong Luận ngữ nói đến "thứ nhân" thường dùng chữ "dân" xuất hiện 50 lần, như "Sử dân dĩ thời” (Học nhi), "Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ" (Vi chính). Còn trong Khổng Tử gia ngữ. Ngũ nghi giải, dẫn lời Khổng Tử ví mối quan hệ giữa vua với thứ nhân như thuyền với nước, e rằng là do người sau thêm vào.
(t/h)
Tags: [Nho Giáo] [Đạo Nho] [Khổng Tử] [Mạnh Tử] [Đại Học] [Trung Dung] [Luận Ngữ]
Nho Giáo - Đạo Nho - Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 6 - THÀNH Ý CHÍNH TÂM 儒道 四書 大學
> ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 4 & 5 - NGŨ ĐỨC - NHÂN, KÍNH, HIẾU, TỪ, TÍN 儒道 四書 大學
> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 3 - MINH ĐỨC 儒道 四書 大學
> ĐẠO NHO - TỨ THƯ - ĐẠI HỌC: CHƯƠNG 1 - ĐẠI HỌC CHI ĐẠO 儒道 四書 大學
> KINH DỊCH TƯỜNG GIẢI - KINH DỊCH GIẢN YẾU - 64 QUẺ KINH DỊCH 易经 六十四 卦