Astrology.vn - Mỗi ngành khoa học là một cấu trúc tri thức chi phối bởi những quy tắc cơ bản. Những quy tắc cơ bản này là chân lý nền tảng cho sự hình thành của mỗi ngành khoa học và tất cả những hoạt động của nó. Logic với vai trò là một ngành khoa học cũng có những quy tắc cơ bản riêng.
Nhưng logic có vị trí độc đáo so với những ngành khoa học khác vì những quy tắc logic không chỉ được áp dụng trong ngành logic mà còn trong tất cả các ngành khoa học khác. Thực tế, độ phủ của nó ngày càng rộng khắc vì nó thích hợp với suy luận của con người và chúng ta có thể rèn luyện hàng ngày theo nó. Vì vậy, “quy tắc logic cơ bản” và “quy tắc cơ bản trong suy luận con người” có thể xem là cùng một nội dung.
Có bốn loại quy tắc logic cơ bản (hay quy tắc cơ bản trong suy luận của con người), trong đó chúng ta quan tâm nhất tới quy tắc mâu thuẫn.
Quy tắc đồng nhất: sự vật là chính nó.
Toàn bộ thực thể hiện hữu không phải là một mớ hỗn độn đồng dạng, nó là sự hợp thành của các cá thể và những cá thể này khác biệt nhau. Nếu một sự vật là chính nó, hiển nhiên nó không phải là thứ gì khác. Quả táo là quả táo, nó không phải là quả cam, quả chuối hay quả lê.
Quy tắc bài trung: giữa tồn tại và không tồn tại không có hình thái trung gian nào.
Một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, không có trung điểm giữa hai cực. Chúng ta có thể đặt câu hỏi: bạn nghĩ sao về chuyện đang hình thành? Có trạng thái đang hình thành nằm giữa tồn tại và không tồn tại không? Câu trả lời là “Không”. Không có thứ gì đang hình thành, chỉ có những thứ đã trở thành. Trạng thái đang hình thành thuộc địa hạt đang tồn tại. Theo cái nhìn tuyệt đối thì không có chuyện đang hình thành cũng như không có chuyện dịch chuyển từ không tồn tại đến tồn tại.
Một lần nữa, ý niệm cơ bản trong quy tắc bài trung là không tồn tại những khoảng cách trong khái niệm tồn tại. Cái chúng ta gọi “đang trở thành” không phải là con đường chuyển dịch từ không tồn tại đến tồn tại, chỉ có sẽ biến đổi bên trong một hay các sự vật đã tồn tại.
Quy tắc lý do đầy đủ: có một lý do đầy đỉ cho mọi chuyện.
Quy tắc này còn có thể được gọi là “quy tắc nhân quả”. Nội dung của nó là bất kỳ thứ gì tồn tại trong vũ trụ vật chất đều chứa đựng lời giải cho sự tồn tại của chúng. Ngụ ý trong quy tắc này là không có thứ gì trong cũ trụ vật chất mang tính tự lý giải hay là nguyên nhân cho chính bản thân nó. (Vì nếu thứ gì đó là nguyên nhân của chính nó, bằng cách nào đó, nó phải có trước nó và điều này thật vô lý).
Một sự vật được xem là nguyên nhân của sự vật khác vì nó (a) giải thích sự tồn tại của sự vật kia, hoặc (b) giải thích vì sao sự vật kia tồn tại theo cách cụ thể nào đó – tức là giải thích “cách” thức tồn tại của nó.
Quy tắc mâu thuẫn: không có đối tượng nào có thể vừa tồn tại vừa không tồn tại cùng lúc trong cùng một phương diện.
Quy tắc này được xem là cách diễn đạt đầy đủ hơn của quy tắc đồng nhất. Nếu X là X (quy tắc đồng nhất), nó không thể cùng lúc không phải là X (quy tắc mâu thuẫn). Cụm từ “trong cùng một phương diện” ở phát biểu trên nói đến cách thức tồn tại đang bàn đến. Sẽ không có mâu thuẫn nào nếu thứ gì đó vừa mang một trạng thái vừa cùng lúc không mang trạng thái đó trên những phương diện khác nhau.
Từ “mâu thuẫn” (contradiction” trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Latin “contra” (tương phản) và “dicere” (nói). Nội dung của một mệnh đề mâu thuẫn tương phản với chính bản thân nó vì nó không tương ứng với thực tại khách quan. Theo đó, tránh mâu thuẫn cũng đơn giản là tránh sai lầm. Nếu mục đích chính của logic là vươn tới chân lý thì hiển nhiên điều quan trọng nhất là né tránh sự đối lập với chân lý.
Đôi khi chúng ta vẫn tán thành những mâu thuẫn mà không hay biết vì chúng ta chưa hiểu về thực tại khách quan liên quan. Việc này có thể bỏ qua được nếu chúng ta không phải nhận hậu quả từ sự khờ khạo ấy của mình. Nếu chúng ta chủ ý đưa ra những phát biểu về những vấn đề quan trọng trong một môi trường nghiêm túc, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chuẩn xác của các mệnh đề với thực tại khách quan.
Đôi khi chúng ta nhận ra những quan điểm mâu thuẫn, ít nhất là ở những tầng ý thức sâu hơn. Hầu hết mọi người không cảm thấy thoải mái nếu có thói quen giữ những phát biểu mâu thuẫn trong tiền ý thức của mình. Khi đó, để bảo vệ những cách lý luận mâu thuẫn như thế, người ta dung “tư duy duy lý”. Tư duy duy lý là cách lý luận bảo vệ những niềm tin sai lầm.
(t/h)
Triết Học – ASTROLOGY.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
> 12 CUNG HOÀNG ĐẠO: BẠCH DƯƠNG – ARIES - TRONG TÌNH YÊU
> CHIÊM TINH HỌC - 12 CUNG HOÀNG ĐẠO
> TỬ VI ĐẨU SỐ: Luận Mệnh - Thái Dương Thái Âm - Nhật Nguyệt
> PHONG THỦY TỔNG HỢP: ÂM DƯƠNG TRONG PHONG THỦY CỦA KHU VƯỜN