Astrology.vn - Mạnh Tử tuy có làm khách khanh ở Tề mấy năm nhưng không nhận lương bổng của vua Tề để khi cần thì rút lui cho tiện. Một khi đã quyết chí làm quan, hợp tác với vua trị nước thì phải nhận lương bổng; đó là món thù lao để chi dùng hằng ngày. Vài năm kế tiếp đó, vì vua Tề ra lệnh phát động chiến tranh với nước Yên, Mạnh Tử không tiện xin đi, nhưng vẫn không nhận lương bổng. Như vậy, ở lại nước Tề mấy năm là tình trạng bất đắc dĩ, ngoài chí nguyện của Mạnh Tử.
14
Mạnh Tử rời nước Tề, ở lại ấp Hưu. Công Tôn Sửu hỏi rằng: “Quan chức mà không nhận bổng lộc, đường lối của người xưa chăng?”
Đáp: “Không phải. Ở đất Sùng, ta được yết kiến vua, lúc lui ra thì đã có chí nguyện bỏ đi; không muốn thay đổi ý ấy, cho nên không nhận (bổng lộc). Tiếp đến có lệnh phát động chiến tranh; không tiện xin đi. Ở lâu tại nước Tề, chẳng phải là chí nguyện của ta.”
Bình lược: Đoạn văn này lại càng chứng tỏ Mạnh Tử đến nước Tề không phải để cầu bổng lộc. Mạnh Tử tuy có làm khách khanh ở Tề mấy năm nhưng không nhận lương bổng của vua Tề để khi cần thì rút lui cho tiện. Một khi đã quyết chí làm quan, hợp tác với vua trị nước thì phải nhận lương bổng; đó là món thù lao để chi dùng hằng ngày. Tuy nhiên, sau cuộc hội kiến với vua Tề ở đất Sùng, Mạnh Tử đã nhận ra rằng vua Tề không có chí nguyện theo vương đạo cùng với mình. Vì thế, Mạnh Tử đã có ý định bỏ đi từ đấy; cho nên vua Tề có cho vàng (100 dật) cũng không nhận. Vài năm kế tiếp đó, vì vua Tề ra lệnh phát động chiến tranh với nước Yên, Mạnh Tử không tiện xin đi, nhưng vẫn không nhận lương bổng. Như vậy, ở lại nước Tề mấy năm là tình trạng bất đắc dĩ, ngoài chí nguyện của Mạnh Tử.
(t/h)
Hương Sơn Dã Phu