Astrology.vn - Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 12 cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch.
Cách thức là lấy:
Can Chi của năm sinh
Can Chi của tháng sinh
Can Chi của ngày sinh
Can Chi của giờ sinh
Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ
Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý
Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần
Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần.
Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ.
Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau.
Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau:
Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu.
Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu.
Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu.
Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu.
Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu.
Ví dụ: sinh năm Giáp.
Tháng giêng là Bính Dần
Tháng 2 là Đinh Mão
Tháng 3 là Mậu Thìn
Tháng 4 là Kỷ Tỵ
Tháng 5 là Canh Ngọ
Tháng 6 là Tân Mùi
Tháng 7 là Nhâm Thân.
Tháng 8 là Quý Dậu
Tháng 9 là Giáp Tuất
Tháng 10 là Ất Hợi
Tháng 11 Bính Tý
Tháng 12 là Đinh Sửu
Sinh năm Kỷ cũng giống như trên.
Nếu sinh năm Ất thì:
Tháng giêng là Mậu Dần.
Tháng 2 là Kỷ Mão
Tháng 3 là Canh Thìn
Tháng 4 là Tân Tỵ
Tháng 5 là Nhâm Ngọ
Tháng 6 là Quý Mùi
Tháng 7 là Giáp Thân
Tháng 8 là Ất Dậu
Tháng 9 là Bính Tuất
Tháng 10 là Đinh Hợi
Tháng 11 là Mậu Tý
Tháng 12 là Kỷ Sửu
Sinh năm Canh cũng giống như trên.
Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai.
Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần?
Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay.
Trong vạn niên lịch nói rằng: Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất.
Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao.
Vũ Thủy 16 giờ Mão giao.
Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí.
Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh.
Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi.
Được đổi thành như sau:
Năm Quý Hợi
Tháng Ất Sửu (tháng 12)
Ngày Giáp Dần.
Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng.
Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ?
Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ.
Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý.
Ví dụ: Ngày Giáp Dần.
Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu.
Giờ Dần thì phải lập Bính Dần.
Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn
Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất
Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi.
Ngày Kỷ cũng giống như trên.
Nếu sinh ngày Bính.
Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu
Giờ Dần thì phải lập Canh Dần
Giờ Mão thì phải lập Tân Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn.
Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Bính Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất.
Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi.
Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra.
Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao?
Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình.
Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức.
Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ.
Hàng Chi của ngày là thê hay phụ.
Hàng Can Chi của giờ là con.
(t/h)
Mệnh Lý Học - Bát Tự Tử Bình Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.