Astrology.vn - Bốn đức nhân, nghĩa, lễ, trí của người quân tử đã vốn có sẵn trong bản tính con người rồi. Có các đầu mối tốt lành trong mình mà tự bảo mình không có khả năng thi hành nhân, nghĩa, lễ, trí tức là tự hại mình, khiến cho mình không thể tiến lên bậc hiền thánh, làm lợi cho nhà, làm ích cho nước. Vua cũng là con người, cũng có sẵn các đầu mối tốt  ành ấy. Nếu bảo vua không thể thi hành nhân, nghĩa, lễ, trí tức là làm hại vua, không nỗ lực giúp vua trở nên bậc Vương đem thái bình an lạc đến cho thiên hạ.

 

6

Mạnh Tử nói: “Người ta đều có lòng chẳng nỡ đối với người khác. Các tiên vương có lòng chẳng nỡ đối với người khác, do đó có đường lối chính trị chẳng nỡ làm khổ người khác. Đem tấm lòng chẳng nỡ đối với người, thi hành đường lối chính trị chẳng nỡ làm khổ người, nên việc cai trị thiên hạ như thể vận động trên bàn tay

“Sở dĩ bảo người ta đều có lòng chẳng nỡ đối với người khác là: nay người nào chợt thấy đứa trẻ sắp rơi xuống giếng, đều có lòng kinh sợ thương xót. Chẳng phải tại kết giao với cha mẹ đứa trẻ; chẳng phải tại muốn được bạn làng xóm khen ngợi; chẳng phải tại ghét tiếng xấu mà như vậy.

“Do sự quan sát ấy thì: không có lòng thương xót, chẳng phải là người; không có lòng hổ thẹn, chẳng phải là người; không có lòng nhường nhịn, chẳng phải là người;không có lòng biết phải trái, chẳng phải là người.

“Lòng thương xót là đầu mối của đức nhân; lòng hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa; lòng nhường nhịn là đầu mối của đức lễ; lòng biết phải trái là đầu mối của đức trí. Người ta có sẵn bốn đầu mối ấy, cũng như có tay chân vậy. Có bốn đầu mối ấy, mà tự bảo rằng mình không có khả năng làm, đó là tự hại mình vậy. Bảo vua không có khả năng làm, đó là hại vua vậy

“Đã có bốn đầu mối ấy nơi ta, biết mở rộng ra cho sung mãn, thì giống như lửa bắt đầu cháy lên, suối bắt đầu lưu thông. Ví bằng làm cho sung mãn thì đủ để giữ gìn bốn biển; ví bằng chẳng làm cho sung mãn thì không đủ phụng sự cha mẹ.”

Bình lược: Trong đoạn này, Mạnh Tử trình bày về khả năng thực hành chính trị vương đạo của một ông vua, đồng thời nói lên quan niệm của mình về tính bản thiện của con người. Mạnh Tử cho rằng đã là người, ai cũng có lòng chẳng nỡ. Lòng chẳng nỡ là sự xúc động thương xót tự nhiên trước những hoạn nạn của người khác. Chẳng những lòng thương xót, chẳng nỡ vốn có sẵn trong con người mà cả đến lòng hổ thẹn, lòng nhường nhịn, lòng biết phải trái cũng vốn có sẵn trong con người nữa. Sở dĩ những tấm lòng ấy không phát huy ra được là do hoàn cảnh xấu đã đưa đẩy, khiến người ta dần dần bị chai đá trong hận thù, ghen tương, chán ghét hay trụy lạc... Vì vậy, những tình cảm tốt lành trong con người bị lụi tàn đi.

Bốn đức nhân, nghĩa, lễ, trí của người quân tử đã vốn có sẵn trong bản tính con người rồi. Có các đầu mối tốt lành trong mình mà tự bảo mình không có khả năng thi hành nhân, nghĩa, lễ, trí tức là tự hại mình, khiến cho mình không thể tiến lên bậc hiền thánh, làm lợi cho nhà, làm ích cho nước. Vua cũng là con người, cũng có sẵn các đầu mối tốt  ành ấy. Nếu bảo vua không thể thi hành nhân, nghĩa, lễ, trí tức là làm hại vua, không nỗ lực giúp vua trở nên bậc Vương đem thái bình an lạc đến cho thiên hạ. Các đức ấy thật sung mãn, có thể giúp vua trị nước thành công và còn giúp vua bảo bọc được thiên hạ khắp nơi (bốn biển).

(t/h)

Hương Sơn Dã Phu