Astrology.vn - Dùng chính trị mà trị nước, dùng thuật kì mà tác chiến, (nhưng cả hai cách đó đều không thích hợp), chỉ vô sự mới được thiên hạ. Do lẽ này: Thiên hạ mà có nhiều lệnh cấm thì nước càng nghèo; triều đình càng nhiều “lợi khí” thì quốc gia càng hỗn loạn; người trên càng nhiều kĩ xảo thì việc bậy càng sinh ra nhiều; pháp lệnh càng nghiêm khắc thì đạo tặc càng nổi.
Nguyên Văn Hán Tự
以 正 治 國 , 以 奇 用 兵 , 以 無 事 取 天 下 .
吾 何 以 知 其 然 哉 ?
以 此 : 天 下 多 忌 諱 而 民 彌 貧 ; 朝 多 利 器 , 國 家 滋 昏 ; 人 多 伎 巧 , 奇 物 滋 起 ; 法 令 滋 彰 , 盜 賊 多 有 .
故 聖 人 云 : 我 無 爲 而 民 自 化 , 我 好 靜 而 民 自 正 , 我 無 事 而 民 自 富, 我 無 欲 而 民 自 樸 .
Dịch Hán Việt
Dĩ chính trị quốc, dĩ kì dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ.
Ngô hà dĩ tri kì nhiên tai?
Dĩ thử: Thiên hạ đa kị huý nhi dân di bần; triều đa lợi khí, quốc gia tư hôn; nhân đa kĩ xảo, kì vật tư khởi; pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu.
Cố thánh nhân vân: ngã vô vi nhi dân tự hoá, ngã hiếu tĩnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú; ngã vô dục nhi dân tự phác.
Dịch nghĩa
Dùng chính trị mà trị nước, dùng thuật kì mà tác chiến, (nhưng cả hai cách đó đều không thích hợp), chỉ vô sự mới được thiên hạ.
Do đâu mà biết được như vậy?
Do lẽ này: Thiên hạ mà có nhiều lệnh cấm thì nước càng nghèo (vì làm thì sợ mắc tội này tội khác); triều đình càng nhiều “lợi khí” (tức quyền mưu?) thì quốc gia càng hỗn loạn; người trên càng nhiều kĩ xảo thì việc bậy càng sinh ra nhiều; pháp lệnh càng nghiêm khắc thì đạo tặc càng nổi.
Cho nên thánh nhân bảo: ta không làm gì (vô vi) mà dân tự cải hoá, ta ưa thanh tĩnh mà dân tự nhiên thuần chính, ta không ban giáo lệnh mà dân tự phú túc, ta vô dục mà dân tự hoá ra chất phác.
Luận giải
Phần này Lão Tử luận giải sâu sắc về Vô Vi và nâng lên tầm của việc “trị quốc, bình thiên hạ”.
(theo: thaicucthieugia.com)
Đạo Lão - Lão Tử Đạo Đức Kinh - Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 56 - HUYỀN ĐỨC 老子 道德經
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 55 - HUYỀN PHÚ 老子 道德經
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 54 - TU QUAN 老子 道德經