Astrology.vn - Bậc thượng sĩ [sáng suốt] nghe đạo [hiểu được] thì gắng sức thi hành; kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ; kẻ tối tăm nghe đạo [cho là hoang đường] thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa. “Cao học nghe Đạo, chuyên tâm luyện tập. Trung học nghe Đạo, lúc quên lúc nhớ. Tiểu học nghe Đạo, hô hố cả cười.”
Nguyên Văn Hán Tự
上 士 聞 道 , 勤 而 行 之 ; 中 士 聞 道 , 若 存 若 亡 ; 下 士 聞 道 , 大 笑 之 .
不 笑 , 不 足 以 爲 道 .
故 建 言 有 之 : 明 道 若 昧 , 進 道 若 退 , 夷 道 若 纇 ; 上 德 若 谷 , 大 白 若 辱 , 廣 德 若 不 足 , 建 德 若 偷 , 質 德 若 渝 .
大 方 無 隅 , 大 器 晚 成 , 大 音 希 聲 ; 大 象 無 形 , 道 隱 無 名.
夫 唯 道 , 善 貸 且 成 .
Dịch Hán Việt
Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi; trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi.
Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo.
Cố kiến ngôn hữu chi: minh đạo nhược muội,tiến đạo nhược thối, di đạo nhược loại; thượng đức nhược cốc, đại bạch nhược nhục, quảng đức nhược bất túc, kiến đức nhược thâu; chất đức nhược du.
Đại phương vô ngung, đại khí vãn thành, đại âm hi thanh; đại tượng vô hình, đạo ẩn vô danh.
Phù duy đạo, thiện thải thả thành.
Dịch nghĩa
Bậc thượng sĩ [sáng suốt] nghe đạo [hiểu được] thì gắng sức thi hành; kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ; kẻ tối tăm nghe đạo [cho là hoang đường] thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa.
Cho nên sách xưa có nói: đạo sáng thì dường như tối tăm, đạo tiến thì dường như thụt lùi, đạo bằng phẳng dễ dàng thì dường như khúc mắc; đức cao thì dường như thấp trũng; cao khiết thì dường như nhục nhã (hoặc thật trong trắng thì dường như nhơ bẩn), đức rộng lớn thì dường như không đủ, đức mạnh mẽ thì dường như biếng nhác, đức chất phác thì dường như không hư (có người dịch là hay thay đổi).
Hình vuông cực lớn thì không có góc (nói về không gian, nó không có góc vì không biết góc nó đâu); cái khí cụ cực lớn (đạo) thì không có hình trạng cố định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, hình tượng cực lớn thì trông không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được (không gọi tên được).
Chỉ có đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật.
Luận giải
Đoạn cuối từ “đại phương vô ngung”, chúng ta hiểu là nói về Đạo. Bốn chữ “đại khí vãn thành”, hầu hết các học giả đều dịch là “cái khí cụ cực lớn thì muộn thành” - do đó mà cổ nhân thường dùng thành ngữ đó để diễn cái ý: người có tài lớn thường thành công muộn.
Nhưng Trần Trụ đọc là: đại khí Miễn 免 thành và hiểu là cái khí cụ cực lớn (đạo) thì không (miễn nghĩa là không) có hình trạng cố định (thành); như vậy hợp với “đại phương vô ngung” ở trên, với “đại âm hi thanh”, “đại tượng vô hình” ở dưới, mà ý cả đoạn mới nhất quán. Chúng ta theo Trần Trụ nhưng vẫn chưa tin hẳn là đúng, vì nếu vậy thì “đại khí miễn thành” nghĩa không khác “đại tượng vô hình” là bao, ý như trùng. Vì vậy mà chúng ta phải dịch: “đại âm hi thanh” là thanh âm cực lớn thì không nghe thấy; “đại tượng vô hình” là hình tượng cực lớn thì không trông thấy.
(theo: thaicucthieugia.com)
Đạo Lão - Lão Tử Đạo Đức Kinh - Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 40 - KHỨ DỤNG 老子 道德經
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 39 - PHÁP BẢN 老子 道德經
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 38 - LUẬN ĐỨC 老子 道德經