Astrology.vn - Nhật Nguyên có mạnh, có yếu Cách Cục có thành, có bại, có thái quá, có bất cập. Nhưng   bây giờ có 1 chữ trợ giúp cho Cách cục thành công hay cứu giải khi Cách Cục bị phá  hoại. Chế ngự thái quá, cứu vớt bất cập hay giúp cho Nhật Nguyên quá yếu hay chế bớt quá mạnh, thì chữ nầy gọi là DỤNG - THẦN.

 

Số Mệnh chỉ nhờ có 1 chữ DỤNG-THẦN, cũng như phân biệt CÁCH-CỤC,  là thể xác, DỤNG-THẦN là linh-hồn vậy.

Nhưng DỤNG-THẦN mạnh  thì  thành-công lớn, DỤNG-THẦN yếu  thì  thành-công nhỏ, nếu không có DỤNG-THẦN là HẠ-CÁCH. 

Luận số-mệnh thiên-ngôn vạn-ngữ, chỉ là luận DỤNG-THẦN mà thôi, thật  nên cẩn thận và chú-ý.

DỤNG-THẦN mạnh, nhưng cũng nhờ đại-vận giúp mới thấy chỗ hay, thì phú-quý lập-tức thực hiện. Nếu trái lại, đại vận chế-phá DỤNG-THẦN, thì thất-bại, phá-sản cũng lập-tức gặp  phải. Cho nên DỤNG-THẦN đi đôi với đại-hạn  và lưu niên, nếu  so  sánh may rủi họa-phúc sẽ thấy ngay.

 

A.  CHÁNH-QUAN-CÁCH. 

  1.  NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI mạnh, nên lấy TỶ, KIẾP làm DỤNG-THẦN không có TỶ, KIẾP, nên lây ẤN làm DỤNG-THẦN.

  2.  NHẬT-NGUYÊN  yếu THỰC, THƯƠNG nhiều, lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

  3.  NHẬT-NGUYÊN yếu, QUAN, SÁT mạnh, lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

  4.  NHẬT-NGUYÊN cường, TỶ, KIẾP nhiều, lấy QUAN-TINH làm DỤNG-THẦN.

  5.  NHẬT-NGUYÊN mạnh, ẤN nhiều, lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.

  6.   NHẬT-NGUYÊN mạnh,  nhiều  THỰC,  THƯƠNG,  nên lấy  TÀI  làm DỤNG-THẦN.

 

B.  PHIỀN, CHÁNH-TÀI-CÁCH. 

  1.  NHẬT-NGUYÊN yếu, nhiều THỰC, THƯƠNG, lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

  2.  NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI mạnh quá, nên lấy TỶ, KIẾP làm DỤNG-THẦN.

  3.  NHẬT-NGUYÊN yếu, QUAN SÁT nhiều, lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

  4.  NHẬT-NGUYÊN cường,  nhiều TỶ,  KIẾP, lấy  THỰC,  THƯƠNG  làm DỤNG-THẦN.

  5.  NHẬT-NGUYÊN cường, nhiều ẤN, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.

 

C. PHIẾN, CHÁNH-ẤN-CÁCH. 

1.  NHẬT-NGUYÊN yếu, QUAN, SÁT nhiều, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

2.  NHẬT-NGUYÊN yếu, THỰC, THƯƠNG nhiều, lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

3.  NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI-TINH nhiều, nên lấy TỶ, KIẾP làm DỤNG-THẦN.

4.  NHẬT-NGUYÊN cường, TỶ, KIẾP  nhiều,  có QUAN-TINH hay THẤT-SÁT  thì DỤNG-THẦN là QUAN, SÁT. Nếu không có QUAN, SÁT thường lấy THỰC, THƯƠNG làm DỤNG-THẦN.

5.  NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN Đắc-Địa hay Vượng-Thịnh nên lấy TÀI-TINH  làm DỤNG-THẦN.

6.  NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH mạnh, nên lấy QUAN hay SÁT làm DỤNG-THẦN.

 

D.  THỰC-THẦN CÁCH.

1.  NHẬT-NGUYÊN yếu, nhiều QUAN hay SÁT, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

2.   NHẬT-NGUYÊN yếu,  TÀI-TINH mạnh  hoặc  nhiều,  nên lấy TỶ,  KIẾP  làm DỤNG-THẦN.

3.  NHẬT-NGUYÊN yếu, THƯƠNG-QUAN và THỰC-THẦN mạnh, nên lấy nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

4.  NHẬT-NGUYÊN yếu, ẤN-TINH mạnh, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.

5.  NHẬT-NGUYÊN cường, TỶ, KIẾP cũng mạnh nên lấy THỰC, THƯƠNG  làm DỤNG-THẦN.

6.  NHẬT-NGUYÊN cường, TÀI-TINH mạnh hoặc nhiều, nên  lấy QUAN hay SÁT làm DỤNG-THẦN.

 

E.  THẤT-SÁT CÁCH.

1.  NHẬT-NGUYÊN yếu, TÀI-TINH nhiều, nên lấy TỶ, KIẾP làm DỤNG-THẦN.

2.  NHẬT-NGUYÊN yếu, THỰC, THƯƠNG nhiều, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

3.  NHẬT-NGUYÊN yếu, QUAN và SÁT mạnh, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

4.  NHẬT-NGUYÊN cường, TỶ, KIẾP nhiều, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

5.  NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN  nhiều hay mạnh, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.

6.   NHẬT-NGUYÊN cường, QUAN,  SÁT mạnh,  nên lấy  THỰC,  THƯƠNG  làm DỤNG-THẦN.

 

F.  THƯƠNG-QUAN CÁCH.

1.  NHẬT-NGUYÊN yếu, QUAN, SÁT nhiều, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

2.  NHẬT-NGUYÊN yếu, QUAN, SÁT nhiều, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

3.  NHẬT-NGUYÊN yếu, THỰC, THƯƠNG nhiều, nên lấy ẤN làm DỤNG-THẦN.

4.   NHẬT-NGUYÊN cường, TỶ,  KIẾP  nhiều,  nên  lấy  THẤT-SÁT  làm DỤNG-THẦN.

5.  NHẬT-NGUYÊN cường, ẤN nhiều, nên lấy TÀI làm DỤNG-THẦN.

(t/h)

Mệnh Lý Học -  Tử Bình Nhập Môn - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> TỬ BÌNH NHẬP MÔN (9): CÁCH CỤC THÁI QUÁ - BẤT CẬP 子平八字

> TỬ BÌNH NHẬP MÔN (8): XÁC ĐỊNH CÁCH CỤC - CÁCH CỤC BỊ PHÁ HOẠI 子平八字

> TỬ BÌNH NHẬP MÔN (7): XÁC ĐỊNH CÁCH CỤC - CÁCH CỤC THÀNH CÔNG 子平八字

> TỬ BÌNH NHẬP MÔN (6): XÁC ĐỊNH CÁCH CỤC - LUẬN NGOẠI CÁCH

> TỬ BÌNH NHẬP MÔN (5.10): XÁC ĐỊNH CÁCH CỤC - NGÀY SINH CAN QUÝ 子平八字