Astrology.vn - Đối với con người, Sinh mệnh rất đáng Quý, vậy phải biết Quý Sinh. Lão Tử luận thâm thúy làm sao: “xuất sinh nhập tử”. “Ra khỏi cuộc sống là vào cõi chết. Ôi! Sao lạ thế! Vì còn chỗ nào chết được đâu.” Phép dưỡng sinh là đừng tự phụng dưỡng quá hậu, đừng ham vật dục mà phải điềm đạm, sống hợp với tự nhiên.

 

Nguyên Văn Hán Tự

.

, , , , .

? .

, , .

, , .

? 死地 .

 

Dịch Hán Việt

Xuất sinh nhập tử.

Sinh chi đồ thập hữu tam, tử chi đồ thập hữu tam, nhân chi sinh, động chi tử địa, diệc thập hữu tam.

Phù hà cố? Dĩ kì sinh sinh chi hậu.

Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ huỷ hổ, nhập quân bất bị binh giáp.

Huỷ vô sở đầu kì giác, hổ vô sở thố kì trảo; binh vô sở dung kì nhẫn.

Phù hà cố? Dĩ kì vô tử địa.

 

Dịch nghĩa

Ra (đời) gọi là sống, vào (đất) gọi là chết, cứ 10 người ra đời thì 3 người bẩm sinh được sống lâu, 3 người bẩm sinh chết yểu, 3 người có thể sống lâu được nhưng chết sớm (vì không biết dưỡng sinh).

Như vậy là vì đâu? Vì họ (hạng thứ ba) tự phụng dưỡng quá hậu (hưởng thụ thái quá).

Tôi từng nghe nói người khéo dưỡng sinh thì đi đường không gặp con Tê Ngưu, con Hổ, ở trong quân đội thì không bị thương vì binh khí. Con Tê Ngưu không dùng sừng húc, con Hổ không dùng móng vồ, binh khí không đâm người đó được.

Tại sao vậy? Tại người đó (khéo dưỡng sinh) không tiến vào tử địa.

 

Luận giải

Chương này xét về phép dưỡng sinh, ý nghĩa có chỗ rất tối, gây ra rất nhiều cách giải thích.

Bốn chữ đầu: “Xuất sinh nhập tử”, có thể hiểu là: sinh thì gọi là ra, chết thì gọi là vô; hoặc ra đời gọi là sống, vô đất gọi là chết; hoặc: từ đạo mà ra gọi là sống, vào (trở về) đạo gọi là chết; hoặc con người ra vào chỗ sinh tử…

Năm chữ cuối: “dĩ kì vô tử địa”, có thể hiểu là “tại không có chỗ chết”, hoặc “không tới chỗ chết”, “không vô chỗ chết”, “tự mình không gây ra cái chết cho mình”…
Hai chỗ đó, hiểu cách nào thì đại ý cũng không khác nhau bao nhiêu. Chỉ có câu thứ nhì: “Sinh chi đồ thập hữu tam… động chi tử địa” là có nhiều cách hiểu khác hẳn nhau, vì ba chữ “thập hữu tam”.

Chúng ta đã thấy trên mười cách dịch, có thể chia làm ba nhóm:

- Nhóm thứ nhất, ít nhất, đại biểu là Max Kaltenmark. Không hiểu Kaltenmark căn cứ vào bản nào mà hiểu là: “Một phần mười là sống, một phần mười là chết”. Nguyên văn bản đó là “thập hữu nhất” chăng?

- Nhóm thứ nhì, khá đông, hiểu “thập hữu tam” là 13. Và giảng: có 13 đường sống, có 13 đường chết, hoặc 13 đồ đệ của sự sống, 13 đồ đệ của sự chết. Có nhà bảo con số 13 đó trỏ tứ chi (2 chân, hai tay) và chín lỗ (tai, mắt, mũi, miệng… trên thân thể); có nhà lại bảo là 13 nguyên nhân của đạo sống: hư, vô, thanh, tĩnh, nhu, nhược, từ, kiệm, bất cảm vi thiên hạ tiên, tri túc, tri chỉ, bất dục đắc, vô vi, toàn là những đức đề cao trong Đạo Đức kinh. (Nếu nguyên văn là nhị thập tam thì chúng ta có thể kiếm thêm 10 đức nữa cho đủ số, chẳng hạn: phác, thuận tự nhiên, khí trí, khứ xa, vô dục…).

- Nhóm thứ ba, đông hơn hết, cho chữ hữu (trong thập hữu tam) nghĩa như chữ chi     và hiểu là: 10 người thì có 3.

Tóm lại phép dưỡng sinh là đừng tự phụng dưỡng quá hậu, đừng ham vật dục mà phải điềm đạm, sống hợp với tự nhiên.

 

(theo: thaicucthieugia.com)

 

   Đạo LãoLão Tử Đạo Đức Kinh - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 49 - NHIỆM ĐỨC 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 48 - VONG TRI 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 47 - GIÁM VIỄN 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 46 - KIỆM DỤC 老子 道德經

> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 45 - HỒNG ĐỨC 老子 道德經