Astrology.vn - Thiên Văn Học chính là ngành lâu đời nhất trong khoa học và cũng là cha đẻ của những kỹ thuật toán học, trong đó có môn lịch pháp. Giáo sư Elliot Smith có lý khi nói rằng: Ma thuật là ngành khoa học cổ xưa đã bị vứt bỏ đi.

 

 

Giữa lúc cuộc sống thành thị bắt đầu và thời kỳ mà loài người lần đầu tiên gieo trồng lúa mỳ hoặc chăn nuôi Trừu – cách nhau khoảng 10 hay 20 nghìn năm, cũng có thể lâu hơn nữa – nhân loại phải chú tâm thâm cứu kỹ càng bầu trời về đêm hoặc là canh chừng bóng của mặt trời suốt các mùa tiết. Nhân loại thấy mùa tiết rất đều đặn, cứ đi rồi đến theo một chu kỳ nên mới có được ý thức về một “trật tự bên ngoài” và lần hồi thấu hiểu rằng “con người chỉ có thể thấu hiểu trật tự ấy bằng cách tuân thủ theo nó”, nhưng lại chẳng hiểu vì sao trật tự ấy không bao giờ sai lệch cả. Không có một ranh giới thật rõ ràng giữa điểm khởi đầu của khoa học và cái mà ta gọi là ma thuật.

Giáo sư Elliot Smith có lý khi nói rằng: Ma thuật là ngành khoa học cổ xưa đã bị vứt bỏ đi.

Những tu sỹ đầu tiên chính là những nhà bác học đầu tiên và cũng là những người phục vụ chân chính đầu tiên. Bởi lẽ, là người gìn giữ phép làm lịch, họ tạo ra một cương yếu kiến thức vững chắc căn cứ trên cái kho tàng kinh nghiệm chung của các mục đồng và nông phu.

 

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LỊCH PHÁP

Muốn hiểu thấu một môn khoa học về thiên văn khả dĩ làm sao mà hình thành được, ta phải làm quen với “những trạng thái nhất luật của tự nhiên” mà thủa xưa là những đặc điểm phổ biến trong đời sống hàng ngày của loài người. Chúng không còn là thành phần của đời sống chúng ta hiện nay tại những thành thị lớn. Nhưng những trạng thái nhất luật của tự nhiên là gì? Nhìn lại lịch sử để xét đoán, chúng ta có thể sắp xếp chúng thành 4 yếu tố chính: những sự kiện hàng ngày, những sự kiện hàng tháng, những sự kiện xảy ra hàng năm và những sự kiện địa phương.

1.Những sự kiện hàng ngày

Khi trời vừa sáng và khi trời chạng vạng tối, người ta đứng trước cửa lều của mình, thấy mặt trời mọc lên tại những điểm khác nhau vào những thời kỳ khác nhau trong năm, nhưng luôn luôn ở cùng một phía của đường chân trời; người ta cũng thấy mặt trời lặn xuống tại những điểm khác nhau vào những thời kỳ khác nhau trong năm, vẫn ở cùng một phía của đường chân trời nhưng lại đối diện với phía mặt trời mọc. Vậy là người đó ghi nhớ nằm lòng để phân biệt một đường chân trời ở phương Đông cho mặt trời mọc và một đường chân trời ở phương Tây cho mặt trời lặn.

Tại những miền ở phía bắc của chí tuyến Bắc là nơi đã bắt đầu nên kinh tế nông nghiệp thời đại Đá Mới. Mặt trời xê dịch nghiên trên vòm trời nên khiến cho bóng nắng lúc đúng Ngọ luôn luôn nằm cùng một phía của đường thẳng nối liền đường chân trời ở phương Đông và phương Tây.

Bóng mặt trời rút ngắn dần khi càng về trưa cho đến khi mặt trời lên đến điểm cao nhất của Đường Xích Đạo Thiên Cầu trên nền trời xanh thẳm, rồi lại dài dần ra; khi càng về chiều, mặt trời càng ngả lần về phương Tây. Đúng giờ Ngọ là lúc bóng mặt trời ngắn nhất (mặt trời đứng bóng) chia ngày làm việc của người nông dân ra làm hai buổi: buổi sáng và buổi chiều. Các ngư dân còn quen với các dấu hiệu khác về thời gian ngoài những chuyển động biểu kiến hàng ngày của mặt trời và các vì sao. Họ thấy Thủy Triều hai lần lớn dâng lên cao và hai lần ròng rút xuống thấp ở ngoài biển cũng như ở trong sông tại vùng hạ lưu gần đổ ra biển.

Trước khi biết trồng trọt, những bộ lạc đã phải săn bắn và hái lượm để sinh tồn; họ phải học tập và nhận thức được những nhóm ngôi sao quen thuộc - như chòm sao Đại Hùng và chòm sao Thiên Hậu lúc trời vừa mới tối. Họ nhận biết được rằng những ngôi sao cũng thay đổi vị trí trong đêm – cũng giống như mặt trời; họ còn nhận thấy rằng chỉ có một ngôi sao duy nhất – là sao Bắc Cực vẫn luôn ở một điểm gần phía trên của một điểm gần đường chân trời phương Bắc, cố định vào lúc hoàng hôn và rạng đông. Đến khi con người bắt đầu đóng cọc hoặc chôn những trụ đá cao để thẩm định thời gian của ngày căn cứ vào phương và chiều dài của bóng cọc in trên mặt đất thì họ thấy rằng lúc đúng Ngọ, bóng cọc luôn luôn nằm hướng về một điểm cố định của đường chân trời mà ngay phía trên điểm ấy đúng là vị trí của sao Bắc Cực.

Ban đêm họ còn thấy những ngôi sao khác xê dịch chung quanh sao Bắc Cực và ngược chiều với Kim Đồng Hồ, từ Đông vòng lên phía trên để sang Tây cũng giống như mặt trời vậy. Họ đã biết từ lâu rằng những ngôi sao ấy nằm gần cực nhất, có tên gọi là “ngôi sao xung quanh cực” không bao giờ di chuyển thấp dưới đường chân trời và xê dịch từ Tây vòng xuống phía dưới Cực để sang Đông, rồi từ đông vòng lên phái trên Cực để sang tây trở lại.

Cũng giống như bóng cọc lúc đúng Ngọ phân chia ngày thì dấy hiệu của lúc “chính Tý” còn gọi là “không Giờ”, là lúc những chòm sao này nằm ngay ở phía trên Cực trên con đường xê dịch trên vòm trời, mọc ở phương Đông lúc mặt trời lặn và lặn ở phương Tây lúc mặt trời mọc. Những chòm sao này được con người gọi tên theo sở thích và mang dấu vết của những ưu tư trong cuộc sống hàng ngày của một nền kinh tế nông nghiệp.

Trải qua nhiều thế kỷ trước khi có nếp sống văn minh thị thành, cong người bằng cách mò mẫm đã hun đúc nên một ý tưởng không gian đoạn về những sự kiện xảy ra đều đặn khiến cho họ phải chú ý đến. Họ đã nhận biết mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao chuyển động như nhau (nhận biết biểu kiến), ngày cũng như đêm xung quanh một tâm điểm trên vòm trời. Con người nguyên thủy rất quen thuộc với những sự kiện hàng ngày ấy và chúng được xem xét theo hai cách. Cách thứ nhất, họ cho rằng mặt trời và những vì sao đi ngang qua trên đầu mình. Trong những nền văn minh cổ xưa, người ta hình dung cảnh tượng gần như thế này: những ngôi sao, mặt trời, mặt trăng… tất cả đều nằm trên một khối cầu vĩ đại bao la – đó là Thiên Cầu mà chúng ta chỉ nhìn thấy có được một nửa thôi. Ta thấy được những ngôi sao khi nào mặt trời nằm trong phần bán Thiên Cầu ở bên dưới của đường chân trời. Thiên Cầu xoay tròn quanh một trục nối liền sao Bắc Cực với một điểm cố định của Địa Cầu mà hiện nay ta quan gọi là Cực Bắc. Nó xoay một vòng trong một ngày và một đêm, theo chiều nghịch với kim đồng hồ đối với một người đang ngắm sao Bắc Cực.

Mặc dù những sự kiện cũng được giải thích theo giả thiết thứ hai là các ngôi sao đều cố định còn Địa Cầu thì xoay chung quanh những cái trục ấy theo chiều ngược lại sự xoay tròn biểu kiến của Thiên Cầu, những ý tưởng đầu tiên gắn với thực tế hơn đã tạo thành một sự tiến bộ lớn lao. Đứng trước những hiện tượng thiên nhiên đó, người xưa bỗng nảy ra những ý tưởng vẽ nên bản đồ của vũ trụ và của địa cầu. Trong lúc đếm giờ khắc căn cứ vào bóng chiếu của cái cọc và sử dụng đồng hồ ngôi sao, con người đã bắt đầu thực hành môn hình học. Họ bắt đầu tìm những mục tiêu tại chỗ ở trong không gian thuộc vũ trụ và địa cầu. Một bước quan trọng trong kỹ thuật trắc lượng đã được đạt đến khi họ bắt đầu vẽ ra những vòng tròn trên cát hoặc trên đất nện xung quanh cây cọc chỉ giờ khắc để ghi dấu cái thời điểm mà bóng cọc đang ngắn nhất.

Khi tìm ra được phương hướng cố định chỉ về cực của bóng cọc lúc đúng Ngọ, họ xác định được hai mặt phẳng quy chiếu: một là cái mặt phẳng nằm ngang mà những điểm Bắc và Nam phân chia đường chân trời của Địa Cầu nơi quan sát viên đang đứng thành một nửa ở phương Đông và một nửa ở phương Tây; hai là cái mặt phẳng giới hạn bởi nửa vòng tròn lớn trên trời, còn gọi là mặt phẳng kinh tuyến trời, với điểm cao nhất của nó là Thiên Đỉnh, ở ngay trên đầu chúng ta. Sự đi qua kinh tuyến của các ngôi sao và những bóng cọc khi trời nắng tạo thành chiếc đồng hồ Trời mà cây cọc liên kết sao Bắc Cực với Địa Cực trong mặt phẳng kinh tuyến. Mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao đi đến điểm cao nhất của mình trên vòm trời khi những vòng tròn do chúng vẽ ra trên mặt của Thiên Cầu cắt ngang mặt phẳng kinh tuyến.

2. Những sự kiện hàng Tháng

Về mặt niên đại, các loại sự việc đầu tiên mang tính đều đặn làm phát sinh việc trắc lượng thời gian hiển nhiên là những hiện tượng của mặt trăng theo đó chúng ta cần tập hợp ngày lại thành tháng và tuần (phần tư của tuần trăng). Hiện nay vẫn còn nhiều dân tộc chưa biết phân chia thời gian thành từng năm dài bằng nhau. Gần như khắp mọi nơi trên thế giới đều biết lấy tuần trăng làm tháng, thậm chí ở cả các sắc tộc săn bắn chưa biết làm nghề nông. Ánh sáng trăng là một sự việc có tầm quan trọng lớn lao trong đời sống của các dân tộc chỉ có những phương tiện thô sơ về sự chiếu sáng. Mãi cho đến nay, tại những nơi hẻo lánh ở thôn quê và nhất là tại các vùng rừng núi đèo heo hút gió, người ta vẫn còn chọn lúc trăng tròn để đi lại ban đêm trên những khoảng đường xa.

Khoảng thời gian kể từ đêm không trăng kỳ này đến đêm không trăng kỳ kế tiếp dài độ 30 ngày, gọi là Tuần Trăng. Trong mỗi tuần trăng, ta thấy được hai lần có nửa mảnh trăng trên bầu trời: lần đầu là trăng “thượng huyền” vào khoảng ngày mồng 8 âm lịch trong giai đoạn trăng tròn dần và lần sau là trăn “hạ huyền” vào trước lúc hừng đông khoảng ngày 23 âm lịch trong giai đoạn trăng khuyết dần.

Ngoài ra, ở miền duyên hải, người ta còn thấy rằng trong mỗi tuần trăng có 2 kỳ “nước rong” vào ngày 1 và ngày rằm 15. Bên cạnh đó cũng có hai kỳ “nước kém” vào lúc có trăng thượng huyền và trăng hạ huyền. Điều quan trọng nhất so với những giai đoạn của tuần trăng là đồng thời với mặt trăng, thoạt tiên mặt trăng hình lưỡi liềm mỏng rồi từ từ đầy lên để thành trăng tròn và rồi từ từ nhỏ lại để thành trăng lưỡi liềm thì trăng mọc ở phương Đông, mỗi ngày lại mọc chậm đi một chút – khoảng 48 phút. Vào đêm thượng huyền, ta thấy nửa mảnh trăng hình bán nguyệt đã ở ngay gần đỉnh đầu khi mặt trời lặn và phần vòng cung của mặt trăng hướng về phía Tây – thời gian này trăng lặn vào khoảng giữa đêm. Trăng rằm hình tròn mọc vào lúc chạng vạng tối, lên dần trên đỉnh đầu vào giữa đêm và lặn vào lúc hừng đông. Đêm hạ huyền trăng lại chỉ mọc vào lúc nửa đêm, có hình bán nguyệt và vòng cung hướng về phía đông – thời gian này trăng lên đến đỉnh đầu vào lúc hừng đông.

Mặt trăng dường như cũng có tham dự vào sự chuyển động tổng quát của Thiên Cầu, mọc phương Đông và lặn ở phương Tây. Nếu vào một đêm nào đó trong tháng mà mặt trăng mọc lên cùng lúc với một chòm sao thì chòm sao đó hôm sau sẽ mọc hơi sớm hơn mặt trăng khoảng 52 phút. Rồi một tuần sau đó, chòm sao này đã ở ngay đỉnh đầu lúc trăng mọc. Như thế, dường như mặt Trăng đi theo chiều ngược lại với sự chuyển động biểu kiến của mặt trời và các định tinh – như vậy thì thể nào rồi mặt trăng cũng trở về điểm cũ cách trước đó 1 tháng âm lịch. Nói cách khác, mặt trăng quay xung quanh địa cầu trong  vòng 1 tháng âm lịch – cùng chiều với chiều xoay của địa cầu xung quan trục của nó (còn gọi là Nhật động). Dù sao thì mặt trăng vẫn có sự chuyển động của riêng nó  và không lệ thuộc vào sự chuyển động biểu kiến của các định tinh.

 

 

3. Những sự kiện hàng năm

Muốn giải quyết những nhu cầu về mùa màng và thời tiết của nền kinh tế chăn nuôi và trồng trọt thì việc xác định Năm chiếm phần quan trọng nhất. Nó đòi hỏi một sự liên tục trong việc quan sát rất tỉ mỉ và với một độ chính xác cao trong việc đo đạc. Những vị tăng lữ người Ai Cập cổ đại đã biết quy định một năm dài 365 ngày từ khoảng những năm 4241 TCN. Kết hợp với sự nối tiếp nhau của những mùa tiết trong đời sống hàng ngày của con người cổ đại thời đại Đồ Đá Mới, có hai loại hiện tượng sẽ đóng góp cho sự đánh giá đầu tiên một cách sơ sài về Năm – với tư cách là đơn vị thời gian thiên nhiên. Loại thứ nhất có liên quan tới sự vận hành cảu những ngôi sao và loại thứ hai có liên quan tới sự biến thiên của bóng mặt trời.

Thực tế, mỗi đêm các ngôi sao đều mọc sớm hơn một chút, khoảng gần 4 phút. Nếu ta thấy một ngôi sao mọc đúng vào lúc mặt trời lặn ở vào một ngày nào đó thì vài tuần lễ sau ta lại thấy ngôi sao đó lên cao ở đường chân trời cũng đúng vào thời điểm mặt trời lặn. Nếu một ngôi sao ở về phương Tây lúc mặt trời mọc và về phương Đông lúc mặt trời lặn trong tháng 3 thì nó sẽ lên đến đỉnh cao nhất  của nó trên vòm trời khi mặt trời ngả về chiều vào thời điểm cuối tháng 6.

Sau 6 tháng nó đã lặn mất ở phương Tây lúc hoàng hôn, miễn là nó không thuộc vào loại các ngôi sao gần Cực. Nếu đó là một ngôi sao chung quanh Cực – như chòm sao Gấu Lớn và chòm Thiên Hậu chẳng hạn – nếu ta đứng quan sát ở Vĩ Độ Bắc của Địa Cầu thì ta thấy nó sẽ đi xuống về phía đường chân trời phương Bắc. Một ngôi sao xung quan Cực được thấy ở ngay bên trên cực vào giữa đêm thì nó lại sẽ ở ngay bên dưới Cực đúng vào 6 tháng sau đó.

Đại đa số các ngôi sao đều đều nằm bên dưới đường chân trời lúc chúng đi qua đường kinh tuyến bên dưới của chúng. Thế nên ta chỉ có thể nhìn thấy chúng lúc về đêm trong những tháng xác định trong năm. Tất cả các biểu hiện mà chúng ta quan sát thấy đều diễn biến lặp đi lặp lại một sách đều đặn và ăn khớp với một số tuần trăng cố định. Như thế là vị trí biểu kiến của mặt trời trong đám định tinh không phải là bất di bất dịch. Do bởi những ngôi sao đều mọc sớm hơn khoảng 4 phút mỗi ngày cho nên mặt trời có vẻ đi đi “nghịch” so với chu kỳ mọc lặn của các ngôi sao.

Trong vòng 1 năm, mặt trời thụt lùi xoay trọn một vòng hướng về vị trí nguyên thủy của mình. Một sự ước lượng thông tục và nguyên thủy về khoảng thời gian này của mặt trời là “12 tháng đều là 30 ngày”, tương đương 360 ngày một năm, cho nên mới có việc phân chia vòng tròn lớn của Thiên Cầu ra thành 360 độ để tượng trưng cho quỹ đạo của mặt trời và cách phân chia ấy vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Số ngày trôi qua giữa hai thời kỳ kế tiếp nhau, lúc mà một ngôi sao mọc đúng vào lúc trước mặt trời, hoặc là lặn đúng vào lúc trước mặt trời, thì đó là “chu kỳ” trong đó mặt trời trở về đúng vị trí cũ của mình so với những định tinh.

Một năm Ai Cập dải 365 ngày được lập nên dựa vào sự kiện “mọc cùng lúc với mặt trời” của sao Thiên Lang – một ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời. Sao Thiên Lang là một ngôi sao mùa Đông, mọc lúc mặt trời lặn vào khoảng đầu tháng Giêng dương lịch. Vào những ngày tháng 3, nó lặn vào lúc giữa đêm. Suốt tháng 6, trọn một đêm ta không thấy nó. Vào một ngày nào đó của tháng 7, mãi đến vài phút trước khi mặt trời mọc thì sao Thiên Lang mới tái hiện ở đường chân trời phía Đông. Đó cũng là thời kỳ nước sông Nil dâng lên để đem lại một hứa hẹn ấm no sung túc cho đế quốc Ai Cập. Tình hình tiến bộ về tri thức thiên văn trong những nền văn minh cổ thuộc lĩnh vực lịch pháp không làm cho ta phải giật mình khi ta kết toán những tri thức thiên văn của các dân tộc hiện còn tồn tại mà sự phát triển văn hóa lại rất đơn giản ở những mặt khác.

Tại những nơi mà người ta thấy có một giai cấp tăng lữ chuyên trách lịch pháp và ở những dân tộc cùng thời với nền văn minh lạc hậu hoặc trong những nền văn minh cổ lâu đời (như Cự Thạch ở Stonehenge hay những đền miếu Maya ở Guatemala) thì sự hiểu biết về Năm thuộc nhóm thứ hai: sự quan sát các hiện tượng trên bầu trời được xây dựng trên sự vận hành của mặt trời tiến hành song song với việc tính toán các năm nhờ vào sự mọc lặn của các ngôi sao – và cách thức này có xu hướng thay thế cho cách thức trước.

Bóng chiếu của cái cọc cắm thẳng đứng in trên nền mặt phẳng nằm ngang lúc đúng giờ Ngọ dài thêm hay ngắn lại. Khi sử dụng bóng của cái cọc để đánh dấu thời gian, con người đã học tập phân biệt được “bốn ngày” có mối tương quan đặc biệt với sự thay đổi theo mùa tiết của gió, mưa và nhiệt độ. Ở bắc bán cầu, ta có ngày dài nhất khi bóng cọc ngắn nhất vào lúc đúng Ngọ và mặt trời di chuyển được nửa vòng trên bầu trời phía Bắc của đường chân trời vào ngày Hạ Chí – ngày 22 tháng 6. Ngược lại, ta có ngày ngắn nhất khi bóng cọc dài nhất lúc đúng Ngọ và mặt trời mọc và lặn xa nhất về hướng của điểm Nam của đường chân trời vào ngày Đông Chí – ngày 22 tháng 12.

Vào giữa hai nhật kỳ trên là hai ngày mà kim của chiếc “đồng hồ bóng” vẽ nên một nửa vòng tròn – đó là hai ngày Xuân Phân (21/3) và Thu Phân (23/9), thời điểm này Ngày và Đêm có độ dài bằng nhau và tương đương 12 giờ. Mặt trời mọc đúng vào ngay giữa đoạn đường ở giữa hai điểm Nam Bắc của đường chân trời về phía bên Phương Đông và lặn đúng vào ngay giữa đoạn đường giữa hai điểm Nam Bắc của đường chân trời về bên Phương Tây.

Hướng chính Đông là vị trí mặt trời mọc vào hai ngày Xuân Phân và Thu phân vừa nêu trên. Chính Tây là vị trí mặt trời lặn trong hai ngày đó. Diện tích giới hạn bởi quỹ đạo của mặt trời vào ngày phân điểm khởi từ hai điểm chính Đông và chính Tây ở đường chân trời tạo nên một mặt phẳng thứ 3 để quy chiếu trục giao với địa cầu  - người ta gọi đó là “đường Xích Đạo trời”.

Người Ai Cập cổ đại đã biết rằng đường Đông Tây cũng có thể có được bằng cách kẻ một đường thẳng góc với đường Kinh Tuyến. Sự phân chia thành những góc giờ của dấu vết bóng mặt trời hàng ngày là một phát minh chậm trễ hơn nhiều – có lẽ nó có nguồn gốc từ văn minh Lưỡng Hà – và nó chứng thực mối liên quan đầu tiên giữa nghệ thuật trắc lượng không gian với sự tất yếu của xã hội ghi nhận việc thời gian trôi qua. Sự phân chia nửa mặt tròn đường Xích Đạo trời thành ra 12 phần không làm cho chúng ta kinh ngạc, Trong tất cả các ước số nguyên của 360 độ, góc 15 độ là nhỏ nhất mà ta có thể thu nhận bằng phương pháp sơ cấp về mặt hình vẽ.

Những hiện tượng mọc và lặn của các ngôi sao cho ta thấy rằng mặt trời tương đối thay đổi vị trí so sánh với các định tinh, chẳng khác nào nó thụt lùi về phương Đông bằng cách vẽ ra một vòng tròn trọn vẹn của “khối cầu Trời”. Muốn biện minh độ cao thay đổi của mặt trời và thời lượng của ngày và của đêm suốt cả năm thì một quan niệm thứ 2 ra đời. Mặt trời dường như di chuyển ngược lại trên một quỹ đạo, mang danh xưng là Đường Hoàng Đạo – nghiêng khi so sánh với trục của Cực. Vào khoảng 3000 năm TCN, dĩ nhiên những người Ai Cập đã có sáng chế ra những dụng cụ đơn giản để đo “giác phương” của các ngôi sao và họ có tập quán canh chừng, theo dõi thời điểm mà một ngôi sao đi qua đường kinh tuyến, nghĩa là vượt ngang qua đoạn nửa vòng tròn lớn cắt đường chân trời ở phương Bắc và phương Nam đi ngang qua sao Bắc Cực và thiên đỉnh của người quan sát. Vì đã ghi lại phương của mặt trời khởi từ đường chân trời Nam khi mặt trời cắt kinh tuyến lúc đúng Ngọ cho nên họ có thể theo dõi những dấu vết của mặt trời dọc theo một dải vòng tròn “xâu chuỗi” lại 12 chòm sao đặc biệt – được gọi tên là Hoàng Đới, tương ứng với mười hai tháng trong năm của người Babylone, nó tương đương với 30 ngày. Những chòm sao của Hoàng Đới không phải là những hệ thống thiên thể có liên quan với nhau. Đó chỉ là những điểm mục tiêu cho mùa tiết mà thồi. Giờ khắc mọc lặn của một chòm sao của Hoàng Đới và độ cao của nó ở bên trên đường chân trời phương Nam khi nó gặp kinh tuyến tướng ứng lại khá chặt chẽ với giờ khắc mọc lặn và độ cao của mặt trời líc đúng Ngọ vào thời điểm 6 tháng trước đó hoặc 6 tháng sau đó. Tên các chòm sao của Hoàng Đới là: Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Bắc Giải, Ma Kết, Thất Nữ, Thiên Bình, Thần Nông, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình và Song Ngư.

Hai trong 12 tên của các chòm sao trên đã khá quen thuộc với mọi người, đó là Bắc Giải và Ma Kết – chí tuyến Bắc còn gọi là chí tuyến Bắc Giải, chí tuyến Nam còn gọi là chí tuyến Ma Kết. Vậy là quỹ đạo biểu kiến của mặt trời trong đường Hoàng Đạo được giải thích bằng cách nhìn nhận rằng cái toa xe lửa của chúng ta là Địa Cầu thật sự chuyển động vòn chiếc đầu máy của con tầu là mặt trời lại đứng yên (theo thuyết Địa Tâm xa xưa). Tất cả những điều mà ta có thể thấy đều thích hợp với giả thuyết tinh tế hơn và ít trực tiếp hơn đối với ý định của chúng ta ngày nay cho rằng Địa Cầu đang đuổi theo một sự vận hành “nghiêng” hằng năm xung quanh mặt trời – cái trục xuyên cực của nó luôn luôn tạo ra một góc nhọn cố định sánh với mặt phẳng của đường Hoàng Đạo.

Trong hai trường hợp nêu trên, tri thức của con người về trái đất đã tiến một bước rất dài nhờ sự mở rộng tầm hiểu biết của mình về bầu trời. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi chúng ta chú tâm đến một loại hiện tượng khác cho chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng trái đất là một khối cầu – điều mà phải mất nhiều nghìn năm trải dài trong lịch sử, con người mới nhận thức được một cách rõ ràng.

4. Những sự kiện địa phương

Sự tất yếu có tính chất xã hội để trắc lượng thời gian phát sinh từ sự phong phú theo mùa tiết của những tác nhân đồng minh sinh học của con người và những giải thích đầu tiên các hiện tượng ở trên trời thường “rất cương” khiến con người lo lắng và đáng tiếc là những yếu tố rất cương đó thường liên quan rất nhiều tới con người. Đôi lúc cũng có những giải thích ngược lại những thực tiễn cổ sơ: trong tư tưởng người cổ sơ, việc sinh thực khí nam thường cương cứng lúc thức dậy và chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ đều có liên hệ mật thiết với mặt trời mọc và những hiện tượng của mặt trăng.

Sự phong phú và sự bảo tồn thời gian có mối tương quan mật thiết trong cùng một mối quan hệ xã hội giống nhau. Con người bị bắt buộc phải thừa nhận rằng cái thế giới của chính họ nào phải là trung tâm của vũ trụ thiên văn. Họ phải vượt qua niềm tin cho rằng con loài người là một kiểu mẫu đầy đủ của những hiện tượng tự nhiên trong lĩnh vực hóa học và sinh học. Về tâm lý và xã hội học, con người còn phải học hỏi rằng những ưa thích cá nhân không phải là một hướng dẫn viên chắc chắn để hiểu thấu được những cách cư xử trong xã hội.

Những Tăng Sĩ, với vai trò là người liên lạc với những thực thể trên bầu trời bao la, họ thấy có lợi lộc để khuyến khích con người đặt niềm tin tưởng vào những yếu tố tinh thần và tâm linh. Một trong số vũ khí có uy lực nhất đó là tài xuất chúng đoán trước những vụ nhật thực và nguyệt thực. Những vụ Nhật Nguyệt thực được cho là những dấu hiệu không thể chối cãi được về việc thánh thần quở trách và sự quở trách của thánh thần chỉ được giải thoát khi con người đem lễ vật đến để nộp phạt cho thánh thần. Thực tế, chẳng có lợi ích nào thực tiễn hơn là việc tăng thêm uy tín và sự giầu sang cho các vị Tăng Sĩ.

Quỹ đạo của mặt trăng – tức là Bạch Đạo – nằm quá gần đường Hoàng Đạo. Nếu mặt trăng vận hành đúng trong mặt phẳng Hoàng Đạo thì nhất định sẽ xảy ra một vụ Nhật thực toàn phần vào mỗi đầu tháng Âm Dương Lịch và một vụ Nguyệt thực toàn phần vào mỗi ngày Rằm. Một sự trắc lượng kỹ lưỡng cho thấy Bạch Đạo nghiêng khoảng 5 độ trên đường Hoàng Đạo. Quỹ đạo mặt trăng vận hành quanh trái đất chỉ cắt quỹ đạo của trái đất vận hành quanh mặt trời chỉ có hai điểm – gọi là “tiết điểm”, và một vụ che khuất chỉ có thể xảy ra khi nào mặt trăng ở tại ngay một tiết điểm hoặc rất gần một tiết điểm – khi mà hai tiết điểm thẳng hàng với tâm của địa cầu và mặt trời. Đối với những định tinh, phương của đường thẳng nối liền hai tiết điểm xoay tròn từ từ. Mặt trời đi ngang qua một trong những tiết điểm trong mỗi chu kỳ dài 346 ngày và 14 giờ 52 phút 48 giây. Nếu trái đất, mặt trăng, những tiết điểm và mặt trời nằm thẳng hàng ở vào một thời điểm nào đó thì tất cả hệ thống thiên thể này cũng ở vào vị trí như vậy với chu kỳ khoảng 18 năm sau đó (chính xác là 18 năm 11 ngày). Chính vì dựa vào chu kỳ này mà người ta quy định năm Âm dương Lịch “nhuận” khi so sánh với năm Dương Lịch.

Chu kỳ này được gọi tên là Saros, đây là từ ngữ do các tăng sĩ người Chaldeé đã đặt ra từ thời thượng cổ, người Trung Quốc gọi nó là “chương” còn hiện nay Âu Mỹ gọi nó là chu kỳ Méton để vinh danh nhà thiên văn Hy Lạp đã tìm ra thời lượng của chu kỳ này.

Đối với nghệ thuật tính toán thời gian, Saros chẳng có lợi ích đặc biệt nào. Việc quan sát những vụ che khuất tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới chứng tỏ rằng thời gian do mặt trời quy định chỉ có tính cách địa phương mà thôi. Sự kiện những vụ Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng trên thực tế nằm trong mặt phẳng của đường Hoàng Đạo cho thấy rằng: cái vành hình vòng cung của bóng đen chiếu lên mặt trăng chính là cái bóng của Địa cầu.

 

Chiêm Tinh Học – ASTROLOGY.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Bài liên quan: Solar System  >> Solar Astrology  >>  Solar System Bodies: Sun   >> Solar System Bodies: Earth - Moon  >>  Solar System Bodies: Mercury - Venus  >>  Solar System Bodies: Mars  >>  Solar System Bodies: Jupiter  >>  Solar System Bodies: Saturn  >>  Solar System Bodies: Uranus  >> Solar System Bodies: Neptune & Pluto