Astrology.vn - Chương này nói về bản thể của Đạo, vô sắc, vô thanh, vô hình, nên không thể giảng được, gọi tên được. Nhưng nó đầy khắp vũ trụ, là căn nguyên của vạn vật, hễ giữ được nó là nắm được chân lí mà xử lí được mọi sự vật.
Nguyên văn Hán tự
視 之 不 見 名 曰 夷 ; 聽 之 不 聞 名 曰 希 ; 搏 之 不 得 名 曰 微 .
此 三 者 不 可 致 詰 故 混 而 爲 一 .
其 上 不 皦 , 其 下 不 昧 , 繩 繩 不 可 名 , 復 歸 於 無 物 .
是 謂 無 狀 之 狀 , 無 物 之 象 , 是 謂 惚 恍 .
迎 之 不 見 其 首 , 隨 之 不 見 其 後 .
執 古 之 道 , 以 御 今 之 有 ; 能 知 古 始 , 是 謂 道 紀 .
Dịch Hán Việt
Thị chi bất kiến danh viết di; thính chi bất văn danh viết hi; bác chi bất đắc danh viết vi. Thử tam giả bất khả trí cật, cố hỗn nhi vi nhất.
Kì thượng bất kiểu, kì hạ bất muội, thằng thằng bất khả danh, phục qui ư vô vật.
Thị vị vô trạng chi trạng, vô vật chi tượng, thị vị hốt hoảng.
Nghinh chi bất kiến kì thủ, tuỳ chi bất kiến kì hậu.
Chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu; năng tri cổ thuỷ, thị vị đạo kỉ.
Dịch nghĩa
Nhìn không thấy gọi là Hi, nghe không thấy gọi là Di, nắm không được gọi là Vi.
Ba cái đó (Di, Hi, Vi: tức vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một thôi.
Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể.
Nó thấp thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi.
Ai giữ được cái đạo từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay; biết được cái nguyên thủy tức là nắm được giềng mối của đạo.
Luận giải
Chương này nói về bản thể của Đạo, vô sắc, vô thanh, vô hình, nên không thể giảng được, gọi tên được. Nhưng nó đầy khắp vũ trụ, là căn nguyên của vạn vật, hễ giữ được nó là nắm được chân lí mà xử lí được mọi sự vật.
(theo: thaicucthieugia.com)
Đạo Lão - Lão Tử Đạo Đức Kinh - Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 13 - ÁP SỈ 老子 道德經
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 12 - KIỂM DỤC 老子 道德經
> LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 11 - VÔ DỤNG 老子 道德經