Astrology.vn - Mỗi con vật (địa chi) đều chịu sự chi phối của một hành tố và bản chất của con vật này sẽ được hành này quyết định. Chu kỳ 12 năm, một giáp, tuần hoàn 5 lần và tạo thành một chu kỳ lớn hơn gồm 60 năm. Các con vật được gán cho một hành âm hoặc hành dương và từ đó quyết định tính cách của chúng.
Cách phân tích môi trường bằng la bàn liên quan tới đặc tính năng lượng ở các cung trên la bàn. Mười hai cung trên la bàn, gọi là Thập nhị Địa chi, tương ứng với 12 con vật trong khoa chiêm tinh Trung Quốc.
Chúng ta thường tự hỏi vì sao người thân hoặc đồng nghiệp, trong cùng một tình huống, lại cư xử hoặc hành động không giống với sự suy nghĩ của mình, vì sao họ làm chúng ta khó chịu hoặc vì sao chuyện như thế này thì làm ta vui vẻ còn chuyện thế kia lại gây bực bội.
Việc nghiên cứu Thập nhị Địa chi có thể sẽ làm ta hiểu được những khác biệt của nhau và giúp ta thấy cái gì hình thành nên bản chất và cá tính của mỗi người. Sự hiểu biết này giúp chúng ta hiểu rõ bản thân và chấp nhận cá tính của người khác.
Ví dụ, nó có thể mách bảo ta nên suy nghĩ kỹ hơn trước khi buông lời chỉ trích thói bừa bãi và không đúng giờ của ai đó. Tại nơi làm việc, hiểu biết này có thể được sử dụng để loại trừ những yếu tố gây xung đột và bảo đảm sự cân bằng hòa hợp giữa năng suất làm việc và sự hòa đồng.
Các chu kỳ
Lịch Trung Quốc (Âm lịch) dựa trên chu kỳ của mặt trăng, mỗi tháng có khoảng 29,5 ngày, và bắt đầu vào ngày trăng mới. Mỗi năm trôi qua với 12 chu kỳ trăng và ứng với một chi. Tính cách của mỗi con vật và cách sống của nó được gán cho những người sinh trong năm đó và được dùng để nhận diện những loại người khác nhau. Các khác biệt về văn hóa vẫn có thể tiếp cận theo hướng này tùy theo quan niệm của mỗi nước. Ví dụ, chuột ở phương Tây được coi là ranh mãnh, xảo trá còn ở Trung Quốc lại coi trọng nó ở sự nhanh trí và tính ứng biến linh hoạt.
Mỗi con vật (chi) đều chịu sự chi phối của một hành tố và bản chất của con vật này sẽ được hành này quyết định. Chu kỳ 12 năm, một giáp, tuần hoàn 5 lần và tạo thành một chu kỳ lớn hơn gồm 60 năm. Tùy theo chu kỳ này mà các con vật được gán cho một hành âm hoặc hành dương và từ đó quyết định tính cách của chúng. Vì vậy, trong vòng 60 năm, không thể có hai con vật hoàn toàn giống hệt nhau. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét cá tính cơ bản của các con vật.
Nếu chúng ta không thân thiện được với ai đó, đó có thể là vì các con vật ứng với mỗi người theo Âm lịch không tương hợp. Cũng có thể là vì giờ sinh của chúng ta không thuộc hành tương hợp với hành của người kia.
Cách tính chi của bạn
Năm Âm lịch không bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 mà vào ngày tương ứng ngày trăng mới lần thứ hai sau ngày đông phân và như vậy nó không rơi vào một ngày cố định trong Dương lịch. Do đó một người sinh ngày 25/1/1960 theo Dương lịch nhưng thực ra lại sinh vào năm 1959 theo Âm lịch. Bảng Thập Nhị Chi (ở trang 17) cho ta biết chính xác ngày bắt đầu và ngày cuối của năm Dương lịch ứng với năm nào trong Âm lịch vừa cho biết năm ấy thuộc chi và hành nào. Tính cách chung chung của một người được nhận biết bởi hành của năm mà người ấy sinh ra, được minh họa trong bảng “Tính chất của Thập Nhị Địa Chi” (bên trái). Cách thức mà ngũ hành chi phối cá tính của con vật được mô tả trong bảng “Ngũ Hành”.
Chu kỳ của thập nhị chi
Mỗi con vật trong thập nhị chi cũng tượng trưng cho mỗi tháng trong âm lịch và bản chất của từng con vật cũng chịu sự chi phối của hành tương ứng. Trong chu kỳ 60 năm, vòng tròn Ngũ Hành cứ xoay tròn nên một chi có thể là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim hoặc Thủy và cá tính của chi được xác định tùy theo hành đó.
Theo những kiến giải tường tận của phong thủy học thì mỗi người trong chúng ta sẽ chịu sự chi phối của tám hành và chúng bao gồm không chỉ tính cách mà còn cả vận mạng của chúng ta nữa.
(t.h)
Phong Thủy - Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
>> PHONG THỦY TỔNG HỢP: NGŨ HÀNH - 5 LOẠI NĂNG LƯỢNG
>> PHONG THỦY TỔNG HỢP: CÁC NGUYÊN LÝ PHONG THỦY
>> PHONG THỦY TỔNG HỢP: 12 CON GIÁP
>> PHONG THỦY TỔNG HỢP: BÁT QUÁI ĐỒ và MA PHƯƠNG HUYỀN BÍ
>> CHIÊM TINH HỌC - 12 CUNG HOÀNG ĐẠO