Astrology.vn - Tướng đôi mắt quan trọng, trước hết vì nó nói để biểu lộ thần khí. Thần khí linh khí vốn trừu tượng không thành hình vật, nó chỉ dựa vào ngũ quan lục phủ để hiện lên thôi. Chỗ chứa thần khí nhiều nhất là đôi mắt. Đối với tướng học, hiền lương không thể ngụy trang được vì nó hiện lên đôi mắt. Mắt người hiền lương chân chính bao giờ cũng trong như nước mùa thu của hốc đá, trong suốt tới đáy. Sáng trong mà ôn hòa từ tường. Biết xa hiểu rộng, chí lớn tài cao, không kiêu căng tự thị. Thế gian tìm ra loại người này thật hiếm.
Xét Thần Khí: Dục sát thần khí tiên quan mục tinh.
Thần khí không bao giờ thoát ly hình hài dù chỉ trong giây phút. Thần khí đi mất, sinh mệnh không còn. Thần khí thực tế là lực lượng của sinh mệnh. Người thông minh, hoạt bát nhờ thần khí đầy đủ. Thần khí tồn tại trong chỗ sâu thẳm của tâm linh với phẩm chất tốt xấu, cao hạ, chân giả. Phải xem xét cực tinh tế mới thấy được. Chớ nên lầm với hình thái nổi lềnh phềnh bên ngoài. Gặp ai vui vui tươi cười đã vội bảo người ấy thần khí tốt là nhảm.
Thần khí đủ không phải là vẻ đắc ý nhất thời. Vẻ đắc ý bất quá chỉ là thần khí giả.
Sách “Băng Giám” có câu:
“Nhất thân tinh thần cụ hồ lưỡng mục”
Tất cả tinh thần của một thân hiện lên đôi mắt.
Xem thần khí không nơi nào bằng xem đôi mắt.
Hiền lương trừng triệt, Hào tuấn tinh anh
Tài năng hơn người cộng với phẩm đức hơn người nên gọi là hiền lương.
Từ lâu nay, hai chữ hiền lương đã bị hiểu lầm là hiền lành chất phác. Thực ra, danh từ hiền lương có từ thời Hán Đường, với cái nghĩa như một cột trụ của quốc gia.
Đối với tướng học, hiền lương không thể ngụy trang được vì nó hiện lên đôi mắt. Mắt người hiền lương chân chính bao giờ cũng trong như nước mùa thu của hốc đá, trong suốt tới đáy. Sáng trong mà ôn hòa từ tường. Biết xa hiểu rộng, chí lớn tài cao, không kiêu căng tự thị. Thế gian tìm ra loại người này thật hiếm.
Vậy cứ theo khôn ngoan cổ nhân. Thủ pháp hồ thượng, tất đắc hồ trung. Đòi hỏi ở mức độ tối thượng nhưng chấp nhận ở mức vừa vừa.
Triết gia Hoài Nam Tử nói:
- Tài trí quá vạn người là Anh, quá ngàn người là Tuấn, quá trăm người gọi là Hào, quá mười người gọi là Kiệt.
Một quốc gia xã hội, một tập thể cứ mong có lấy nhiều bậc hào tuấn và kiệt đã là tốt rồi.
Nhà thơ Lý Bạch, thân tuy chưa đầy thất xích (chừng 1th70) nhưng tâm hùng vạn phu.
Nói hào tuấn hoàn toàn, nói về bản tính chứ không hạn hẹp trong phát triển sự nghiệp.
Làm thơ hay xưng bá trong văn đàn gọi là thi hào, văn hào.
Giỏi võ, xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung. Thời giặc giã lập công nghiệp hiển hách gọi là anh hào.
Phàm đã đến bậc hào tuấn, hào kiệt, anh hào bao giờ cũng có đôi mắt sáng đẹp và một dáng dấp anh hùng với tấm lòng quảng đại.
Tướng mắt “Cửu Quyết” dạy rằng:
- Nhìn xa, trí tuệ.
- Nhìn xuống, âm độc.
- Nhìn bình thản, lành tốt.
- Nhìn chăm chăm, ghen ghét.
- Nhìn lướt đi, gian.
- Nhìn lờ đờ, ngu.
- Nhìn yếu ớt, mắc cỡ.
- Nhìn điên đảo, phản bội.
- Nhìn liếc ngang, mưu hại.
Phương pháp xem tướng mắt có hai mặt: Mặt tâm lý qua đôi mắt để đoán cát, hung, họa, phúc. Mặt sinh lý qua đôi mắt để đoán trí tuệ và sức khỏe, thọ, yểu.
- Lòng trắng tức bạch cầu tối kỵ những tia đỏ. Sách tướng có câu:
Xích mạch quán tinh chủ ác tử
Xích mạch xâm tinh chủ hung tai
Xích mạch nhiễu tinh chủ phá tài ưu hoạn.
Có tia máu đỏ đâm xuyên qua con ngươi, chết bất đắc kỳ tử, tia đỏ đâm vào con ngươi gặp hung tai, tia đỏ quấn quýt quanh con ngươi có chuyện lo buồn, tiền bạc thất tán.
Lòng trắng cũng kỵ xanh xám màu tro, trông đục lờ đờ là mắt của nhiều bệnh tật.
Sách “Tướng Kinh” viết:
- Lòng trắng vẩn đục, nghèo hèn, cô độc, khắc tử, chết bất ngờ.
- Lòng trắng dã mà khô không quang nhuận là loại bạch đinh, suốt đời vất vả không danh phận.
---o0o---
Sách “Thông Chí” có chép chuyện:
Đời Tấn Chiêu Công năm thứ II, vào mùa hè, ông Đan Tử gặp Hàn Tuyên Tử ở đất Thích. Thấy Đan Tử mắt cứ nhìn xuống mà tiếng nói thì yếu ớt, ông Thúc Hướng mới bảo rằng: “Đan Tử sắp chết đấy, chỉ nội sớm chiều thôi”.
Quả nhiên năm ấy Đan Tử chết.
Nhìn đôi mắt người, hễ cứ thấy nét mặt buồn, mắt không muốn nhìn lên, nhìn ra xa, nhìn thẳng vào sự vật mà lờ đờ nhìn vào đầu mũi, đồng thời nói chẳng ra hơi, tiếng không nghe xa quá một bước, tức là tâm huyết và tâm khí đã hư khuyết, tử thần đã uy hiếp sinh mệnh. Tướng này lấy câu nói của Thúc Hướng làm định lý: “Thị bất đăng tịch, ngôn bất quá bộ, vô chủ thân chi khí: (nhìn không trên chiếu, nói không quá bước, cái khí giữ thân đã hết rồi vậy).
---o0o---
Sách “Liệt Quốc Chí” có chép chuyện:
Trí Bá cầm quân Hàn Ngụy đi đánh nước Triệu. Cho khơi nước vào thành Triệu. Triệu chắc phải hàng nay mai.
Bầy tôi của Trí Bá là Hi Tì thấy Hoàn Tử và Khang Tử, nét mặt không vui nên nói với Trí Bá rằng hai người ấy sắp phản. Trí Bá không tin.
Hôm sau Trí Bá đem lời Hi Tì nói lại cho Hoàn Tử và Khang Tử nghe.
Hai người đi ra, Hi Tì vào mách Trí Bá:
- Tại sao chúa công đem lời tôi nói lại với họ?
- Sao ngươi biết? - Trí Bá hỏi.
Hi Tì đáp:
- Tôi gặp họ ở ngoài cổng, họ trừng trừng nhìn tôi rồi vội bước cho mau. Như vậy là họ biết trước tôi đoán rõ được tâm lý của họ nên có ý sợ.
Trí Bá vẫn không tin sai Hi Tì sang làm sứ bên nước Tề.
Về sau, đúng như lời đoán của Hi Tì. Hoàn Tử và Khang Tử tư thông với Triệu Vương làm phản và giết chết Trí Bá.
Thần hãm đoản thọ
Tinh đột cực hình.
Thọ yểu của người đời được quyết định bởi sức vóc của thần khí,
Và chết êm thấm hay chết phi mệnh thì do khí dung hay hòa.
Thần hãm xin đừng lầm với mục hãm vì mục hãm nói về hình thể con mắt nằm sâu xuống như kiểu mắt sâu râu rậm. Mắt sâu không liên quan gì đến thần hãm.
Sức sống cường vượng của một người thế nào có thể nhìn qua đôi mắt, dù cho người ấy đang ở trong cơn thất bại ê chề, nhưng ánh mắt vẫn quang thái sáng đẹp thì có thất bại thêm nữa cũng chẳng sao.
Giả như một thanh niên khoẻ mạnh mà nhãn quang co quắp, sức nhìn yếu nhược thì cái sức mạnh trên thân thể chẳng qua chỉ là sức mạnh giả, kết quả sớm chiều chết lúc nào không biết.
(Theo "Tướng Mệnh Khảo Luận" )
Tags: [Nhân Tướng Học] [Tướng Pháp] [Tướng Mệnh Khảo Luận] [TướngMặt DiệnTướng] [Tướng Tay] [Tướng Nữ] [Tướng Nốt Ruồi]
Nhân Tướng Học - Tướng Pháp - Astrology.vn - About us
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
> TƯỚNG MỆNH KHẢO LUẬN (40): LUẬN XEM TƯỚNG LÔNG MÀY - MI TƯỚNG [2] 人相學
> TƯỚNG MỆNH KHẢO LUẬN (39): LUẬN XEM TƯỚNG LÔNG MÀY - MI TƯỚNG [1] 人相學
> TƯỚNG MỆNH KHẢO LUẬN (38): LUẬN XEM TƯỚNG BIẾT VẬN HẠN 人相學
> TƯỚNG MỆNH KHẢO LUẬN (37): LUẬN XEM TƯỚNG NGỒI-TƯỚNG NGỦ-TƯỚNG ĂN 人相學
> TƯỚNG MỆNH KHẢO LUẬN (36): LUẬN XEM TƯỚNG ĐI ĐỨNG 人相學