Astrology.vn - Quẻ Đại Hữu (大有), tự quái nói rằng: Kẻ nào cùng với người ta, thì người ta ắt về với mình, cho nên tiếp đến quẻ Đại Hữu. Kẻ cùng với người ta tức là kẻ mà người ta theo về, vì vậy quẻ Đại Hữu mới nối quẻ Đồng Nhân. Nó là quẻ lửa ở trên trời, lửa ở chỗ cao, ánh sáng của nó tới xa, thì dầu nhiều đến muôn vật thì cũng không vật nào là không soi thấy, ấy là cái tượng “cả có”. Lại nữa, một hào mềm ở ngôi tôn, các hào Dương cùng ứng với nó, ở ngôi tôn mà giữ đạo mềm mỏng, tức là kẻ mà người ta theo về, trên dưới ứng nhau, ấy là nghĩa “cả có”, có nghĩa là thịnh cả và giầu có – (Truyện của Trình Di).

 

 

Sau quẻ Đồng Nhân là quẻ Đại Hữu. Đồng nhân là cộng đồng với người, đã là nên những việc cộng đồng tất thảy người, thời tất thảy người về với mình. (Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải - Sào Nam Phan Bội Châu). Đại Hữu nghĩa là sở hữu rất lớn. Tên quẻ: ĐẠI HỮU là khoan - rộng lớn.   

 

. .

Đại Hữu. Nguyên Hanh.

Quẻ Đại Hữu, cả lớn hanh thông.

[Truyện của Trình Di: Tức là tài quẻ có thể hơn hanh thông. Vì nó cương kiện văn minh, ứng nhau với trời mà làm việc phải thì, cho nên có thể cả lớn hanh thông.]

 

. . . . . . . .

Thoán viết: Đại Hữu. Nhu đắc tôn vị đại trung. Nhi thượng hạ ứng chi. Viết Đại Hữu. Kỳ đức cương kiện nhi văn minh. Ứng hồ thiên nhi thời hành. Thị dĩ nguyên hanh.

Lời thoán nói rằng: Quẻ Đại Hữu, kẻ mềm được ngôi tôn, cả giữa mà trên dưới ứng nhau với nó, gọi là Đại Hữu. Đức nó cứng mạnh mà văn vẻ sáng láng, ứng nhau với trời mà đi đúng thì, cho nên cả lớn hanh thông.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Đoạn này dùng thể quẻ thích nghĩa tên quẻ. Nhu chỉ về hào sáu Năm, thượng hạ chỉ về năm hào Dương; đoạn dưới dùng đức quẻ, thể quẻ để thích lời quẻ; ứng với trời, chỉ về hào sáu Năm.]

 

. . . . .

Tượng viết. Hỏa tại Thiên thượng. Đại Hữu. Quân tử dĩ át ác dương thiện. Thuận thiên hưu mệnh.

Lời tượng nói rằng: Lửa cao ở trên trời, là quẻ Đại Hữu, đấng quân tử coi đó mà ngăn kẻ ác, biểu dương người thiện, thuận theo mệnh tốt của trời.

Lửa ở trên trời là quẻ Đại Hữu (khoan rộng). Người quân tử lấy đấy mà ấn đều ác xuống, dương thiện lên, thuận theo mệnh tốt của trời.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Lửa ở trên trời, nó soi rất rộng, là tượng cả đó. Cái có đã Cả, không có cách gì mà trị, thì sự hớ hé tai hại sẽ sinh ở trong. Mệnh trời có thiện không có ác, cho nên ngăn ác nêu thiện là để thuận theo mệnh trời, quay lại mình mình cũng như thế mà thôi.]

 

1. Hào Sơ Cửu.

.       . .

Sơ Cửu. Vô giao hại. Phỉ cữu. Gian tắc vô cữu.

Hào chín đầu: Không dính tới sự hại, chẳng phải lỗi. Khó nhọc thì không lỗi.

Không dính hại, chẳng lỗi gì, chịu khó nhọc thì không lỗi. Ý Hào: đã giàu có, không nên quá ham, chịu cực nhọc thì tránh được tai họa.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Đương thì cả có, nhưng là hào Dương, ở dưới, trên không hệ ứng mà nhằm khi việc mới bắt đầu, chưa dính đến hại thì còn lỗi gì? Nhưng cũng phải xử với cảnh đó một cách khó nhọc thì mới không lỗi. Đó là răn kẻ xem phải như thế.]

 

.       . .

Tượng viết: Đại hữu sơ cửu. Vô giao hại dã.

Lời tượng nói rằng: Quẻ Đại Hữu hòa chín đầu, chưa dính đến sự hại vậy.

[Truyện của Trình Di: Ở đầu cuộc Cả có, biết nghĩ đến sự khó nhọc, thì lòng kiêu dật, không vì đâu mà sinh ra. Vì vậy mới không dính dáng đến sự tai hại.]

 

2. Hào Cửu Nhị.

.      . . .

Cửu nhị. Đại xa dĩ tải. Hữu du vãng. Vô cữu.

Hào chín hai: Xe lớn để chở, có thửa đi, không lỗi.

Xe lớn để chở, có sự tiến đi xa, không lỗi gì. Ý Hào: Làm thành việc lớn

[Truyện của Trình Di: Hào chín hai, lấy đức dương cương ở ngôi hai, được vua sáu Năm tin dùng, cứng mạnh thì hơn về phần tài, ở chỗ mềm thì nhún thuận, được mực giữa không có lỗi. Tài nó như thế, nên mới gánh được trách nhiệm của cuộc Cả có, như sức chiếc xe lớn, cứng mạnh, thì có thể chở được vật nặng, cho nên có thửa đi mà không lỗi.]

 

.      . .

Tượng viết: Đại xa dĩ tải. Tích trung bất bại dã.

Lời tượng nói rằng: Xe lớn để chở, chứa ở trong không hỏng vậy.

[Truyện của Trình Di: Cái xe chắc lớn, đồ chứa nặng đựng ở bên trong mà không hư hỏng, cũng như hào chín Hai tài sức mạnh giỏi có thể gánh được trách nhiệm trong cuộc Cả có.]

 

3.  Hào Cửu tam.

.       . .

Cửu tam. Công dụng hưởng vu Thiên tử. Tiểu nhân phất khắc.

Hào chín ba: Tước Công dùng hưởng của Thiên tử, kẻ tiểu nhân không thể được.

Công hầu dâng lễ lên vua. Kẻ nhỏ mọn không làm thế được. Ý Hào: Ông lớn được cấp trên tin dùng.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Hào chín ba ở trên thể dưới, là tượng tước Công Hầu, cứng mạnh mà được chính đính, trên có ông vua sáu Năm sẵn lòng chiều đãi người hiền, cho nên là tượng “hưởng của đấng thiên tử”.]

 

.       . .

Tượng viết:  Công dụng hưởng vu Thiên tử. Tiểu nhân hại dã.

Lời tượng nói rằng: Tước Công dùng hưởng của đấng thiên tử, hại cho kẻ tiểu nhân vậy.

[Truyện của Trình Di: Tước Công phụng sự Thiên tử, làm nên sự hanh thông của Thiên tử, nếu kẻ tiểu nhân ở địa vị đó thì hại. Vì tiểu nhân chỉ biết tư lợi cho mình mà có lỗi trong việc phụng sự Thiên tử.]

 

4. Hào Cửu tứ.

.      . .

Cửu tứ. Phỉ kỳ bành. Vô cữu.

Hào chín tư: Chẳng phải sự thịnh của mình, không lỗi.

Chẳng tự bành trướng – thanh thế của mình, không lỗi gì. Ý Hào: chức vị lớn mà biết dẹp bớt sự kiêu mãn của mình thì đỡ lầm lỗi.

[Truyện của Trình Di: Hào chín Tư ở thì Cả có đã quá giữa rồi, ấy là cuộc cả có rất thịnh, quá thịnh thì hung, cái lỗi ở đó mà ra. Cho nên cái đạo ở vào cảnh đó, hễ không phải sự thịnh của mình thì không có lỗi, nghĩa là hễ biết khiêm tốn, không chịu ở chỗ quá thịnh thì không có lỗi.]

 

.      . . .

Tượng viết: Phỉ kỳ bành vô cữu. Minh biện triết dã.

Lời tượng nói rằng: Chẳng phải sự thịnh, không lỗi, vì phân biệt rõ ràng vậy.

[Truyện của Trình Di: Biết không tự ở vào chỗ thịnh vượng mà được không lỗi, tức là kẻ có trí khôn về việc phân biệt. “Tích” là sáng khôn. Những người hiền trí, biện biệt vật lý một cách rõ ràng, gặp lúc đương thịnh, thì biết cái lỗi sắp đến, cho nên tự nén bớt, không dám để cho đến nỗi quá thịnh.]

 

5. Hào Lục ngũ.

.      . ﹔吉 .

Lục ngũ. Quyết phu giao như. Uy như cát.

Hào sáu năm: Thửa tin dường giao nhau vậy, dường oai nghiêm vậy, tốt.

Lấy lòng tin mà giao thiệp, có oai. Tốt. Ý Hào: ở ngôi trên, phải có oai để trị dân.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Trong thời Cả có, hào sáu Năm lấy đức mềm thuận trung chính mà ở ngôi tôn, trống rỗng lòng mình để ứng với người hiền ở hào chín Hai mà trên dưới theo về, ấy là sự phu tín giao nhau. Nhưng đạo làm vua quý ở sự cứng, mềm quá thì hỏng, nên phải dùng oai giúp thêm thì tốt.]

 

.      . . . .

Tượng viết: Quyết phu giao như. Tín dĩ phát chí dã. Uy như chi cát. Dị nhi vô bị dã.

Lời tượng nói rằng: Thửa tin dường giao như vậy, dùng đức tin để phát ý chí. Dường oai nghiêm vậy mà tốt, vì khinh thường mà không phòng bị vậy.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Đức tín của một người đủ để mở mang chí ý của kẻ trên người dưới. Quá mềm thì người ta sẽ khinh thường mình mà không có lòng lo sợ phòng bị.]

 

6.  Hào Thượng cửu.

.       . .

Thượng Cửu. Tự nhiên hựu chi. Cát. Vô bất lợi.

Hào chín trên: Tự trời giúp nó, tốt, không gì không lợi.

Tự trời giúp cho; tốt, không có gì là chẳng lợi. Ý Hào: biết khéo xử ở thời Đại Hữu nên trời cũng giúp cho.

[Bản nghĩa của Chu Hy: Trong đời cả có, lấy đức cứng, ở ngôi trên mà biết hạ mình theo hào sáu Năm, ấy là kẻ biết xéo coi điều tín, nghĩ đến điều thuận mà chuộng người, đầy mà không tràn, cho nên tốt, không gì không lợi.]

 

.        . .

Tượng viết: Đại Hữu thượng cát. Tự nhiên hựu dã.

Lời tượng nói rằng: Trên quẻ Đại Hữu được tốt, sự trời giúp vậy.

[Truyện của Trình Di: Trên quẻ Đại Hữu, có sự cùng cực, đáng phải biến đổi, bởi sự làm của nó thuận với trời mà hợp với đạo, cho nên trời giúp đỡ nó, vì vậy mới tốt. Đấng quân tử đầy mà không tràn, tức là trời giúp.]

 

Biên Soạn: Astrology.vn

  Dịch HọcKinh Dịch Giản Yếu - Astrology.vn - About us

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 13 - THIÊN HỎA ĐỒNG NHÂN 易经 天火 同人

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 12 - THIÊN ĐỊA BĨ 易经 天地否

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 11 - ĐỊA THIÊN THÁI 易经 地天泰

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 10 - THIÊN TRẠCH LÝ 易经 天澤履

> KINH DỊCH GIẢN YẾU: QUẺ 09 - PHONG THIÊN TIỂU SÚC 易经 風天小畜