Astrology.vn - Chương này luận về Đạo và sự đắc Đạo. Đạo là luật biến hoá trong vũ trụ, mà không có hình trạng, tự nó là gốc của nó, nó tạo ra trời đất, vạn vật, cho nên có trước vũ trụ. Nó là chủ tể, đại tôn sư của vạn vật, nó diệt hết mọi vật mà không phải là vì nghĩa, gia ân cho vạn vật mà không phải là vì nhân, nó “vô vi” vì nó là tự nhiên. Đạo đó có thể truyền được nhưng không thể tiếp nhận được, nghĩa thầy có thể giảng cho môn đệ được mà không thể đem nó cho môn đệ. Chính môn đệ phải tốn công tu luyện, mới đầu phải tập làm sao cho coi thiên hạ là hư không, rồi coi vạn vật là hư không, sinh tử là hư không.

Astrology.vn - Cái đức đó là đức tự nhiên, nghĩa là giữ thiên chân, theo thiên tính, không bận tâm đến sinh tử, thị phi, đắc thất, đói khát, nóng lạnh… vì tất cả những cái này chỉ là những biến hoá của sự vật, sự chuyển vận của luật trời, coi thân thể mình như chỗ cư ngụ tạm, coi thanh sắc là ảo tưởng; trút bỏ hết thế tình, không dùng đến trí tuệ, lễ tín, đức huệ, cũng không chế tạo, sản xuất một cái gì - như vậy là được trời nuôi, mà cũng không nên biện luận, dựng một học thuyết nào cả.

Astrology.vn - Vương Tiên Khiêm tóm tắt ý nghĩa chương này như sau: Nhan đề “Nhân gian thế” có nghĩa là “dương thế” - tức xã hội thời đại Trang tử. Thiên này bảo: Phục vụ một ông vua bạo ngược, sống trong cái xã hội loạn lạc, ô uế, giao thiệp với người khác, tiếp xúc với sự vật, đừng nên cầu có tiếng tăm mà nên ẩn danh, che giấu bớt đức hạnh của mình đi, như vậy mới bảo toàn được tính mạng và đạo của mình. Tóm tắt cả chương chỉ dạy ta cách bảo toàn được thân trong thời loạn. Thâm thuý nhất là câu cuối của chương: “Nhân giai tri hữu dụng chi dụng, nhi mạc tri vô dụng chi dụng dã”.

Astrology.vn - Muốn được thảnh thơi (tiêu dao) sống trọn tuổi trời (chung kì thiên niên) thì phải biết phép dưỡng sinh, mà phép dưỡng sinh là thuận lẽ trời. Việc đời vô cùng phức tạp, nhưng cứ theo tự nhiên mà thích ứng với nó, điều khiển nó thì không mệt sức, không thương tổn tinh thần. Sống chết, tai nạn là lẽ tự nhiên, là mệnh trời, đừng buồn vì những cái đó. Đừng trọng vật chất mà trọng tinh thần, phải giữ tinh thần tự do, thư thái. Sau cùng phải giữ đạo trung, đừng làm quá sức mình. Quả là một bài học khôn, chủ trương của Trang khác hẳn của Mạnh tử, nhất là của Mặc tử.

Astrology.vn - Chương này là chương quan trọng nhất, chứa nhiều tư tưởng độc đáo nhất trong bộ sách. Trang tử trình bày vũ trụ quan của ông để rút ra một luật thiên nhiên: luật vạn vật tuyệt đối bình đẳng, không có quí tiện, không có thị phi, và một phép xử thế: không tranh luận, để cứu một cái tệ đương thời, là triết gia nào cũng đả đảo các triết gia khác, tự cho mình mới thực nắm được chân lý.

Astrology.vn - Lão tử và Trang tử là hai triết gia làm tốn giấy mực cho đời sau nhiều nhất: mỗi nhà ít gì cũng được cả trăm người khác chú giải. Một phần là vì triết thuyết của họ rất sâu sắc, ảnh hưởng tới tư tưởng và đời sống Trung Hoa. Nhưng nguyên nhân chính là văn của họ cô động quá, hàm súc quá, có thể hiểu được nhiều cách, nhiều chỗ không ai biết chắc được họ muốn nói gì, đành phải suy đoán. Hai bộ Đạo Đức kinh và Trang tử (Nam Hoa kinh) so với hai bộ Luận ngữ và Mạnh tử về phương diện sáng sủa thực khác nhau xa quá: một bên mù mờ bao nhiêu, một bên sáng sủa bấy nhiêu.

Astrology.vn - Cái gì an định thì dễ nắm, điểm chưa hiện thì dễ tính, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn một ôm, khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.

Astrology.vn - Lão Tử đề cập đến triết lý nhân sinh trong cuộc sống thật hay, răn người đời thật chí lý: “Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ (vì) việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn trong thiên hạ khởi từ lúc còn nhỏ. Xem cái nhỏ như lớn, cái ít như nhiều, lấy Đức báo oán.”

Astrology.vn - Đạo chứa dụng vạn vật, không phải là hình thức hời hợt bên ngoài. “Lời nói hay có thể làm cho mình được tôn trọng, hành vi đẹp có thể làm cho mình hoá cao thượng.”Chương này toàn là lời tán dương Đạo, ý nghĩa tầm thường. Có lẽ do người đời sau thêm vào. Nên so sánh với các chương với các chương trước.

Biết Mình - Hiểu Người